Rượu tỏi - Một bài thuốc quý

Rượu tỏi - Một bài thuốc quý
Tỏi là gia vị đầu tay, nhân dân ta ai cũng biết; là vị thuốc y học dân tộc lương y nào cũng biết. Tuy nhiên, rượu tỏi có xuất xứ Ai Cập thì chưa nhiều người biết.

Y học cổ truyền đã dùng tỏi vào điều trị nhiều loại bệnh thu được hiệu quả tốt. Trong ngôi mộ cổ xưa ở Ai Cập, người ta đã tìm thấy đơn thuốc làm từ tỏi. Còn ở Trung Quốc, ngay từ năm 2600 trước Công nguyên đã có những bài thuốc bào chế từ tỏi. Ở nước Nga từ thế kỷ 19, người ta đã coi cây tỏi như một loài thảo dược...

Tỏi tên khoa học Allium sativum L. thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Trong củ tỏi có chứa 0,10 - 0,36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa các hợp chất lưu huỳnh (S). Thành phần chủ yếu của tỏi là chất alicin có mùi đặc trưng tỏi. Nhưng trong tỏi tươi không có alicin ngay, mà có chất aliin (một loại acid amin) - chất này chịu tác động của enzym alinase cũng có trong củ tỏi khi giã giập mới cho alicin. Ngoài ra, củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng... đặc biệt là selen. Y học phương Đông ghi về tỏi như sau: vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở cổ, tiêu đờm...

Rượu tỏi có thể chữa được nhiều bệnh.

Có thể dùng tỏi với những cách khác nhau, nhưng độc đáo là Ai Cập hầu như nhà nào cũng dùng “rượu tỏi”. Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình vào loại tương đối cao. Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập các vùng có khí hậu khắc nghiệt để nghiên cứu thu thập tài liệu có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật. Họ có nhận xét chung là nhà nào cũng có một lọ rượu ngâm tỏi để uống, từ bao nhiêu thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này. 

Qua nghiên cứu phân tích cho thấy, rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh:

Các bệnh xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp...).
Bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản...).
Bệnh tim mạch (tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch).
Bệnh đường tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng).

Cho tới năm 1983, các nhà y học Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là: các bệnh trĩ, bệnh đái tháo đường và nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao và không gây phản ứng phụ.

Cách bào chế rượu tỏi và uống: Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40g thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40 - 45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được. Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương 1 thìa cà phê) trước khi ăn, tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng, uống liên tục suốt đời. Với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.

Ở nước ta cũng đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi này, nhưng liều lượng thì linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi/lần), nhưng không thấy phản ứng phụ. Các thông tin phản hồi đều cho biết rượu tỏi đã điều trị có hiệu quả nhiều bệnh mạn tính khác nhau, có nhiều người khỏi bệnh. Có thể nói, rượu tỏi là vị thuốc tuyệt vời, trời ban cho người nghèo...

Sau này, tỏi lại được nhiều nhà khoa học ở nhiều nước nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của nó. Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, hoạt tính kháng nấm cũng đã được chứng minh - nghiên cứu dược lý thực nghiệm thấy tỏi có phổ kháng khuẩn và kháng nấm rộng. Tác dụng kháng virut cũng đã được nói đến. Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu. Tỏi còn có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa ung thư, đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa nhận, song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được, còn cần nghiên cứu tiếp.

Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên, đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng sử dụng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng. Nếu dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp... Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với liều lượng ấy là có tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh. Coi trọng cách dùng an toàn là có thể dùng hàng ngày một cách lâu dài mà không lo nó gây ra những tác dụng xấu ngoài ý muốn.

BS. Vũ Hướng Văn
Read More

7 thực phẩm ‘Made in China’ người Việt nhất định phải tránh xa nếu không muốn rước họa

7 thực phẩm ‘Made in China’ người Việt nhất định phải tránh xa nếu không muốn rước họa

Hiện nay, thực phẩm Trung Quốc được bày bán tràn lan trên thị trường Việt, nó tuy có giá thành rẻ nhưng lại gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người tiêu dùng. Sau đây là những thực phẩm nguy hiểm nhất được nhập khẩu từ Trung Quốc mà chúng ta nên tránh càng xa càng tốt.

1. Nước táo

Trung Quốc được biết đến là một nước thường sử dụng thuốc trừ sâu độc hại vào thực phẩm. Có những loại thuốc tuy bị đưa vào danh sách cấm nhưng những người dân vẫn lén lút sử dụng.

Theo thống kê, khoảng 50% nước táo được bày bán ở Mỹ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vì vậy, tự làm nước ép táo tại nhà là phương pháp an toàn nhất.

2. Muối công nghiệp

Người Trung Quốc thường sử dụng muối công nghiệp như muối ăn, do đó nguy cơ chúng ta sử dụng muối công nghiệp là khá cao. Sử dụng muối công nghiệp có thể gây ra đột quỵ, tăng huyết áp.


3. Cá tuyết

Một nửa số cá tuyết ở Mỹ được nhập khẩu từ Trung Quốc. Cá tuyết là thực phẩm không có lợi cho sức khỏe vì cá tuyết ăn lại chính chất thải của nó.

4. Gà

Năm 2013, Bộ nông nghiệp Mỹ đã cấp phép nhưng rất nhiều chuyên gia sức khỏe vẫn quan ngại về chất lượng của gà Trung Quốc vì bệnh tật do thực phẩm ngay tại Trung Quốc cũng đã rất nhiều, chưa kể đến nạn cúm gà cũng rất phổ biến.

5. Tỏi

Khoảng 31% số lượng tỏi mà chúng ta sử dụng hàng ngày có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Cũng giống như các loại thực phẩm khác, tỏi cũng chứa hàng tấn thuốc trừ sâu độc hại, đặc biệt là chất methyl bromide, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.


6. Cá rô phi

Có khoảng 80% cá rô phi được bày bán tại Mỹ cũng có xuất xứ từ Trung Quốc. Cá rô phi thường ăn tất cả những gì nó nhìn thấy, kể cả phân của mình.

Tuy nhiên, thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Trung Quốc khiến chúng ta lo ngại vì những chú cá này có khả năng bị nhiễm độc rất cao.

7. Gạo nhựa

Tại Trung Quốc, gạo giả cũng được bày bán tràn lan trên thị trường. Gạo này được gọi là gạo nhựa vì chúng được làm từ nhựa và khoai tây. Khi nấu, gạo nhựa không mềm đi như gạo thật và trông hoàn toàn không giống cơm.


Theo Trí Thức Trẻ
Read More

Tổn thương màng não mất trí nhớ vì món nem chạo

Tổn thương màng não mất trí nhớ vì món nem chạo
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân bị tổn thương não nặng, mất trí nhớ, giảm thính lực chỉ vì ăn nem chạo.

Mỗi lát cắt CT có 3 – 5 ổ sán não

Theo BS Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viện từng tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân 45 tuổi ở Hưng Yên bị sốt cao, đau đầu, suy hô hấp… sau hai ngày ăn nem chạo. Chụp CT bác sĩ tá hỏa vì màng não bệnh nhân tổn thương nặng do vi khuẩn liên cầu khuẩn lợn gây ra. Tuy cứu được người, nhưng di chứng rất nặng là bị giảm thính lực, mất trí nhớ, lơ ngơ thần kinh.

Món nem chạo là đặc sản cỗ ở nhiều vùng quê, làm từ xương sụn lợn sống và thịt dẻ sườn nhúng qua nước sôi để nguội rồi băm nhuyễn, bóp thính gạo và các gia vị, hành, tỏi, ớt, chanh tươi… để ngấm vài giờ là thành món tái khoái khẩu cho đàn ông nhâm nhi với rượu. Khi ăn món còn nguyên màu đỏ của xương sống, vị ngọt của tủy, nhưng đã hết mùi hôi tanh của thịt sống, ăn cùng lá sung, lá đinh lăng...

Nem chua là đặc sản vùng miền được rất nhiều người ưa thích vì mùi vị đặc biệt, được làm từ thịt lợn sống, bì lợn trộn với thính, tỏi, ớt… gói vào lá chuối hơ qua lửa để 3 ngày cho gia vị ngấm là thành món nhậu ngon.

Không chỉ nem chạo, nem chua, nem thính, mà các món khoái khẩu như gỏi, tái… (thịt bò tái cuốn lá cải, phở bò tái, bê tái chanh…), cũng dễ mắc bệnh. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trước đây đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 58 tuổi, ở Cao Lộc, Lạng Sơn trong tình trạng lơ mơ, co giật… triệu chứng điển hình của sán não. Kết quả chụp CT sọ não khiến bác sĩ tá hỏa vì mỗi lát cắt thấy 3-5 ổ sán não, tổng cộng khoảng 50 ổ sán trong não bệnh nhân.

Tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương cũng từng tiếp nhận bệnh nhân 59 tuổi ở Tiên Lãng (Hải Phòng) bị đau đầu lâu ngày không khỏi, ăn uống gì cũng nôn, người gầy sút, chân phải không đi được… vì các ấu trùng sán lợn làm tổ trong não đè vào dây thần kinh gây chóng mặt, đau đầu…

Nên từ bỏ thói quen ăn những món làm từ thịt sống, tái để tránh nhiễm sán. Ảnh: TG

Phát hiện sớm bệnh có thể khỏi hẳn

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho hay, thói quen ăn các món tái có thể dẫn đến các bệnh sán dải bò, có thể dài cả chục mét. Nang sán trú lại chỗ nào sẽ gây bệnh chỗ ấy, nhưng 60 – 80% các trường hợp nang sán tập trung ở cơ, mắt và đặc biệt là não, trong hệ thần kinh trung ương. Người bệnh sẽ bị giảm sút trí nhớ, đau đầu, buồn nôn, mất ngủ, bại chân tay, rối loạn cảm giác, liệt, tăng áp lực nội sọ… còn có các cơn co giật kiểu động kinh… nên dễ chẩn đoán nhầm, tốn nhiều thời gian đi viện mà không phát hiện ra bệnh.

Theo TS. BS Nguyễn Hương, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương, ăn thịt bò, lợn sống, tái chưa nấu chín phổ biến mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn, viêm màng não mủ, nhiễm trùng huyết, bệnh đường ruột, ấu trùng sán… phải điều trị từ 3 tuần đến 2 tháng, tốn kém hàng trăm triệu đồng.

Do nguồn thực phẩm không được an toàn nên trong các món tái, gỏi… trứng sán vẫn sống, theo đường tiêu hóa vào cơ thể, nở thành giun sán và gây họa cho người sử dụng. Những người có bệnh sán dây không có biểu hiện rõ ràng vì các triệu chứng thường nhẹ hoặc không tồn tại. Chỉ khi những đốt sán già ở gần hậu môn sẽ rụng, chui ra khỏi hậu môn người bệnh khi ngủ mới biết. Các món tái sống còn chứa vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, E.Coli… dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Ký sinh trùng sống có thời hạn trong cơ thể nên những bệnh nhiễm ký sinh trùng nếu không tái nhiễm sẽ tự khỏi. Nhưng thực tế người bệnh liên tục bị tái nhiễm do thói quen ăn uống nên không tự khỏi bệnh. Các nang sán còn để lại di chứng não cho người bệnh. Vì vậy, việc phát hiện, điều trị và phòng tái nhiễm ký sinh trùng là vô cùng quan trọng, nhất là người bị nang sán gây tổn thương ổ dịch não tủy từ não, gây giãn não thất, ứ nước trong não… cần phát hiện sớm, để phẫu thuật (bình thường chỉ cần điều trị nội khoa, không có chỉ định phẫu thuật). Nếu phát hiện sớm, bệnh nhân sẽ khỏi hẳn các triệu chứng do ấu trùng sán gây ra, song có thể bị các nốt vôi hóa trong não.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyên, trong điều kiện kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm còn lỏng lẻo như hiện nay, để phòng bệnh tốt nhất người dân nên mua thịt tươi sống ở những nơi có xác nhận kiểm dịch của thú y.

- Nên từ bỏ thói quen ăn những món thịt sống, tái.

- Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cần rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không dùng phân tươi tưới rau để tránh ấu trùng sán dây lợn, dây bò...

- Khi thấy sốt cao, nhiều khi kèm theo rét run, mệt, đau mỏi người, đau đầu, buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy, nếu nặng có thể mê sảng, ngủ gà, hôn mê... nên tới bệnh viện ngay để tránh hậu quả đáng tiếc.
Read More

Nhiều năm ăn chay vẫn mắc ung thư gan, khi biết nguyên nhân người bệnh đã “đứng hình”

Nhiều năm ăn chay vẫn mắc ung thư gan, khi biết nguyên nhân người bệnh đã “đứng hình”
Dù không hút thuốc, không uống rượu bia, không bị viêm gan nhưng bác T. vẫn mắc phải căn bệnh ung thư gan quái ác. Bác T đã giật minh khi các bác sỹ cho biết nguyên nhân mắc bệnh là do ăn uống.

Bác Bùi Thị Diệu T. (56 tuổi, ở Kim Bôi, Hòa Bình) đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Do nhà quá xa, bác T. phải thuê phòng trọ ở đối diện bệnh viện để ở qua ngày.

Kể về “hành trình” phát hiện ra bệnh của mình, bác T. cho biết, cuối năm 2015 bác thấy thường xuyên bị đau tức vùng bụng, bụng càng ngày càng to ra, ùng với đó là những biểu hiện da bàn chân tay vàng, mắt cũng vàng và chán ăn. Nghi ngờ mắc bệnh về gan, bác T. ra bệnh viện tỉnh thăm khám.

Sau khi thăm khám, bác sĩ kết luận “nghi ngờ ung thư gan”, đồng thời chuyển tuyến xuống Bệnh viện K Trung ương để kiểm tra lại. “Lúc đó, nghe thấy bác sĩ nói đến ung thư tôi vô cùng lo lắng, nhưng các con tôi trấn an rằng đó chỉ là nghi ngờ, hơn nữa tôi bắt đầu ăn chay từ khi ngoài 40 tuổi, nên việc mắc ung thư khả năng không cao”, bác T. chia sẻ.

Những người mắc ung thư ở xóm trọ đối diện trước cổng Bệnh viện K (Tân Triều) ngồi chia sẻ về bệnh của mình sau khi vào viện truyền hóa chất về.

Mang theo giấy chuyển tuyến xuống Hà Nội khám bệnh, các bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu, và làm rất nhiều thủ tục trong đó lấy cả mẫu sinh thiết. “Sau gần một tuần chờ đợi, các bác sĩ đã gọi tôi và người nhà vào giải thích về căn bệnh. Khi bác sĩ nói tôi bị ung thư gan cuối giai đoạn II, thực sự lúc đó tôi như “chết đứng” trong phòng. Phải một lúc sau mới lấy lại được tinh thần nghe bác sĩ hỏi và dặn dò”, bác T. kể lại. 

Theo bác T., khi có kết luận chính thức về bệnh ngay cả bác sĩ cũng ngạc nhiên vì gia đình bác T. trước đó không ai mắc bệnh. Bác T. cũng không hút thuốc hay uống rượu bia và không mắc bệnh viêm gan nào. “Thậm chí, tôi còn cho bác sĩ biết tôi ăn chay một thời gian dài, đồ ăn chủ yếu là rau, củ quả, lạc, vừng thậm chí cơm cũng không ăn nhiều.

Lúc đó bác sĩ mới hỏi lại, những loại thực phẩm như lạc vừng ăn có bị ẩm mốc gì không. Tôi cũng thừa nhận, do nhà không trồng được nên đến mùa lạc thường mua nhiều về dự trữ ăn dần, vào mùa nồm nếu bị mốc thì có đãi lại, sau đó phơi khô và cất cẩn thận dùng tiếp.

 
Bệnh nhân mắc bệnh ung thư gan giai đoạn II đang được truyền hóa chất.

Vừa nói đến đó, bác sĩ thẳng thắn nói luôn: “việc ăn lạc bị ẩm mốc nhiều năm của bác có lẽ là nguyên nhân gây bệnh ung thư gan, vì trong lạc bị mốc có tác nhân gây bệnh ung thư”. Nghe đến đó, thật sự tôi không biết nói gì, vì dù cho nguyên nhân là gì thì tôi cũng đã là “con bệnh” rồi”, bác T. cho hay.

Hiện bác T. chưa có chỉ định phẫu thuật mà chỉ hóa và xạ trị. Các bác sĩ cho biết, tuy khối u chưa di căn sang những bộ phận khác, nhưng do sức khỏe yếu nên trước mắt phải hóa, xạ trị để ngăn sự phát triển của khối u.

Thực phẩm ẩm mốc có chứa chất gây ung thư.

Chia sẻ với chúng tôi về vấn đề này, GS Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam cho biết, nấm mốc ở các loại lương thực thực phẩm như ngô, gạo, đỗ, lạc thường chứa chất Aflatoxin, đây là chất gây ung thư ở người, trong đó đặc biệt là ở gan.

Nếu chẳng may ăn phải thực phẩm có chứa độc tố này, dù chỉ một liều lượng rất nhỏ, Aflatoxin cũng có thể gây ngộ độc cấp tính cho các cơ quan nội tạng. “Các loại nấm mốc thường không được phá hủy hoàn toàn, kể cả đun nấu ở nhiệt độ cao. Vì thế, tốt nhất khi thấy những loại thực phẩm bị nấm mốc cần phải loại bỏ ngay, không nên tiếc rẻ”, GS Hùng khuyến cáo.

Theo Lê Phương (Khám phá)
Read More

Vì sao khi ngủ nhiều hơn thì lại mệt hơn? Mẹo ngủ 5 phút tương đương với 6h

Vì sao khi ngủ nhiều hơn thì lại mệt hơn? Mẹo ngủ 5 phút tương đương với 6h
90% người dân không biết cách ngủ như thế nào là tốt! Nên ngủ thế nào để khi thức dậy bạn thấy tràn đầy năng lượng? Bạn có biết, một người chỉ cần ngủ hai giờ là đủ? Nếu thế bạn sẽ thắc mắc tại sao mọi người vẫn cảm thấy rằng phải ngủ 7 hay 8 tiếng một ngày? Thực ra đó chỉ là thói quen nghỉ ngơi được dưỡng thành từ nhỏ. Chúng ta không cần thời gian ngủ quá nhiều! 

Thực tế cho thấy 3 phút ngủ thực sự chất lượng vào buổi trưa là bạn có thể tính táo như vừa ngủ được 2 giờ ở thời điểm khác, đặc biệt là đối với những người thực hành thiền định trong các môn phái khí công. Xét về chất lượng giấc ngủ thì tại cung giờ Tý (23h đêm – 1h sáng), nếu bạn ngủ 5 phút là tương đương với 6h ngủ ở các giờ khác. Cung giờ 11h – 1h trưa cũng có hiệu quả tương tự. Như vậy, bạn nhất định nên ngủ vào giờ Tý. Cho dù bạn có việc phải thức khuya hoặc bị chứng mất ngủ thì bạn cũng nên cố gắng ngủ trong giờ đó, dù chỉ là 20 phút thì bạn cũng nhất định phải tự dỗ mình ngủ vào giờ đó.

Tương tự như nguyên lý chuyển động của vũ trụ, địa cầu, kinh dịch, nguyên lý cân bằng âm dương mà bạn có thể cảm nhận được một nguồn năng lượng chạy từ tim xuống vùng đan điền (nơi bụng dưới) khi bạn ngủ đúng và đủ giấc. Đó có thể gọi là “Thủy Hỏa đều được bồi bổ”, và bạn sẽ cảm thấy tinh thần phấn chấn gấp trăm lần.
Nếu bạn ngủ vào lúc trời gần sáng thì rất dễ bị váng đầu vào ngày hôm đó. Nếu sau 12h30 giờ đêm (giờ Tý) mà bạn vẫn chưa ngủ thì sẽ rất không tốt, và càng nghiêm trọng hơn nếu bạn vẫn thức cho đến 4-5 giờ sáng. Từ 5-6 giờ sáng là thời điểm bạn phải kết thúc giấc ngủ của mình. Nếu bạn lại cố ngủ bù vào lúc 5-6 giờ sáng bạn rất dễ bị váng đầu cả ngày hôm đó. Người thường phải thức đêm làm việc nên cố gắng ngủ vào giờ Tý, ít nhất là nửa giờ cho dù là việc đại sự gì cũng phải cố gắng ngủ.

Những người bị mất ngủ, đến 12h đêm vẫn chưa ngủ thường trằn trọc trên giường mãi không ngủ được, đến khi muốn ngủ thì trời đã sáng. Kết quả là đầu óc cứ bị mê muội đến tận chiều hôm sau. Những người bị mất ngủ và có cảm giác ngủ chưa đủ là bởi vì người đó thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về giấc ngủ.

Phương pháp ngủ

Giống như các quy tắc giao thông, người không hiểu về giấc ngủ rất dễ gặp các sự cố như trên. Bạn phải luôn nhớ rằng: Ngủ cũng có quy tắc. Từ 23h đến 3h sáng (giờ Tý và giờ Sửu) là lúc lá gan hoạt động mạnh nhất. Mật từ gan sẽ được tiết vào máu: “Nằm xuống thì máu chảy về gan, đứng dậy thì máu chảy đi”. Bạn nên bắt đầu đi nằm từ 22h, lặng lẽ không nói chuyện, giấc ngủ tự nhiên sẽ đến khoảng 23h. Mật từ gan tiết vào máu, lọc bỏ chất độc, chất thải, làm cho huyết dịch trở nên tươi mới, trong sạch. Như thế đến 100 tuổi cũng không có bệnh viêm gan hay sỏi mật. Người phải thức đêm quá nhiều, mật từ gan sẽ không được đưa đủ vào máu, huyết dịch tự nhiên không được thải độc, không được làm sạch, mật trong gan cũng không cách gì dược tiết ra đều đặn. Dễ gây ra sỏi mật, u nang, viêm gan B đại tam dương (có 3 phản ứng dương tính trong 5 xét nghiệm viêm gan B) và viêm gan B tiểu tam dương (biến thể của đại tam dương).

Ở châu Âu, bình quân cứ 4 người thì có 1 người mắc bệnh về gan. Nguyên nhân của tình trạng này là vì chưa hiểu nguyên nhân và chưa biết cách ngủ đúng. Nửa giờ trước khi đi vào giấc ngủ, bạn không nên nói chuyện, vì khi nói chuyện, thì kinh động đến phổi, tiếp đến là tâm cũng bị kinh động dẫn đến trạng thái hưng phấn của não bộ, lúc đó bạn sẽ rất khó chìm vào giấc ngủ.

Giờ Hợi: 21:00 đến 23:00


Ở cung giờ Hợi, ba kinh mạch chính của cơ thể hoạt động rất mạnh, làm thông hàng trăm kinh mạch khác (Đông y gọi ba kinh mạch này là tam tiêu, gồm thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu. Thượng tiêu là lưỡi, thực quản, tim phổi; trung tiêu là dạ dày; hạ tiêu là ruột non, ruột già, thận và bàng quang). Ngủ vào giờ Hợi thì trăm mạch đều được nhu dưỡng. Những người sống trăm tuổi thường có thói quen đi ngủ trước 21:00 giờ. Phụ nữ nếu muốn kéo dài tuổi thanh xuân thì nên đi ngủ sớm vào giờ Hợi.

Khi ngủ nên đóng cửa sổ, không bật quạt, không bật điều hòa, nếu không thì có thể phát sinh nhiều bệnh cho bản thân. Bởi vì khi người ta đang ngủ, khí huyết lưu thông chậm chạp, nhiệt độ cơ thể hạ thấp. Bề mặt mặt ngoài cơ thể sẽ hình thành một lớp khí dương bao bọc, tác dụng của lớp khí dương này có thể gọi là “Quỷ mị bất xâm”. Vì sao như thế? Là vì khi dương khí sung mãn khắp cơ thể, ngủ sẽ không gặp ác mộng, và không gì có thể xâm nhập. Mở điều hòa không giống với bật quạt hay mở cửa. Mở cửa thì gió xâm nhập vào gân, nhưng nếu mở điều hòa thì hàn lạnh có thể xâm nhập vào tận xương. Kết quả là đến sáng tỉnh dậy thì mặt vàng, phía sau cổ cảm giác bị tê cứng, khớp xương đau nhức, thậm chí có người phát sốt. Đó gọi là phong hàn đã xâm nhập đến gân và xương khớp, làm cho khí trong cơ thể bị tổn thương. Hiệu quả tốt nhất khi ngủ là không mở điều hòa, không bật quạt, các cửa phòng đóng kín. Nếu thời tiết nóng thì có thể mở cửa chính khi ngủ, nhưng hiệu quả kém hơn một chút nhưng chắc chắn là không bị hiện tượng tê cứng cổ uể oải vào sáng hôm sau.

Bạn cố gắng đi ngủ sớm nhưng sau đó vẫn bắt đầu giấc ngủ muộn như thế có thể bị thiếu dương khí, sáng hôm sau nhất định là thấy mệt mỏi, vô lực. Có người mở điều hòa ở phòng khách rồi mở cửa phòng ngủ thì cũng không khác gì lắm so với việc mở điều hòa ở phòng ngủ. Mở điều hòa như thế thì hàn lạnh sẽ tiến nhập vào xương cốt cho nên trong người bị lạnh, trong xương tủy bị lạnh. Vậy thì bổi bổ dương khí như thế nào? Cần bổi bổ để trong xương tủy không còn lạnh, tăng hỏa khí để đẩy hàn ra ngoài và luôn nhớ rằng: ngủ cần đóng cửa, không mở điều hòa, không bật quạt để bảo hộ dương khí của cơ thể.

Lá gan bị bốc hỏa, hay dạ dày có vấn đề sẽ xuất hiện hiện tượng ngủ bất an. Nếu là dạ dày bị hàn thì người đó thiếu dương khí, hoặc do uống nhiều trà xanh. Dạ dày bị hàn làm người ta ngủ không ngon giấc. Trường hợp dạ dày bị nhiệt nóng, nhiệt bốc lên làm cho miệng thở gấp, như thế người ta cũng ngủ không ngon giấc. Một trường hợp khác nữa là dạ dày bị khô, thiếu nước (táo), như thế sẽ làm cho miệng lưỡi khô ráp, háo nước.



Nếu dạ dày bị đầy khí hư, bụng sẽ trướng, như thế cũng làm cho ngủ không ngon. Các tình huống liên quan đến khí trong dạ dày gây cảm giác chán ăn. Có người ăn quá nhiều hải sản, cá, gà làm cho dạ dày bị quá tải, không thể tiêu hóa hết cho nên ngủ cũng không ngon giấc. Nó làm cho bụng trướng, phình, bạn sẽ lật đi lật lại mãi nhưng không ngủ được. Nếu dạ dày của bạn có quá nhiều khí hư, người sẽ đổ mồ hôi lạnh và ngủ cũng không ngon. Những nguyên nhân từ dạ dày như thế làm cho giấc ngủ của bạn không ngon.

Lúc ngủ tứ chi cần được giữ ấm. Bởi vì tứ chi là thuộc dương như mọi người đã biết. Tứ chi không ấm thì nhất định là thận dương hao tổn. Rất tốt nếu trước khi ngủ bạn ủ ấm được tay chân, rốn và cả vị trí Hội Âm (giữa hậu môn và bộ phận tiểu tiện).

Phương pháp ngủ thì có thể tùy từng người để áp dụng. Dưới đây giới thiệu 3 phương pháp để có giấc ngủ ngon

1) Ngồi xếp bằng trước khi ngủ


Ngồi xếp bằng tự nhiên trên giường, hai tay xếp chồng lên nhau để nhẹ trên đùi, hít thở tự nhiên, cảm nhận các lỗ chân lông hô hấp theo từng nhịp từng nhịp nhẹ nhàng. Khi thấy ngáp chảy nước mắt là đã đạt hiệu quả tốt nhất, lúc đó chỉ cần ngả lưng xuống liền có thể ngủ.

2) Nằm ngửa, hít thở tự nhiên, cảm giác hơi thở như gió xuân


Xoa bóp ngón chân cái rồi lần lượt xoa bóp các ngón chân khác cho đến khi thấy nóng (hòa tan), xoa bóp lên bắp chân, đùi. Nếu hết một lượt mà vẫn còn tình táo thì quay lại xoa bóp các lượt tiếp theo, làm cho đến lúc thấy buồn ngủ.

3) Nằm nghiêng bên phải, tay phải nắm tai phải để chìm vào giấc ngủ nhanh


Lóng bàn tay phải là hỏa, tai phải là nước, thế nằm như trên sẽ hình thành cơ chế thủy hỏa tức tế (thủy hỏa tiếp xúc nhau). Khi đó trên cơ thể hình thành cơ chế tâm thận tương giao. Thời gian lâu có thể dưỡng tâm ích thận. Nhất định phải đi ngủ sớm. Mùa đông không ngủ quá 6 tiếng. Mùa xuân, hạ, thu cần phải tranh thủ ngủ sâu trong 5 tiếng.

Cơ thể người trong cung giờ Dần (3h-5h sáng) là lúc kinh mạch của phổi hoạt động mạnh, đó cũng là thời điểm để rời khỏi giường, lúc đó có thể làm cho khí trong phổi được giãn ra. Cần hít thở dài và chậm để dương khí khi đi vào cơ thể êm thuận, hoàn thành sự trao đổi chất, loại bỏ được hết trọc khí (khí xấu) làm cho phổi được thanh lọc. Có như vậy thì hỗ trợ và dưỡng phổi thuận theo dương khí từ sự vận động của mặt trời, làm cho cơ thể bắt đầu một ngày mới với dương khí sung mãn. Nếu không cơ thể sẽ mất cơ hội tốt và sẽ rất khó phát động dương khí, dương khí sẽ xuống hạ bộ thân thể, và không thể được sinh ra từ dưới mệnh môn. Như vậy sẽ tạo thành sự mất cân bằng về khí, làm tổn hại đến đến thể chất và tinh thần của bạn.

Thời điểm từ 5h-7h sáng là lúc kinh mạch ở đại tràng hoạt động mạnh nhất. Cơ thể người lúc này cần phải được bài xuất tất cả xú uế ra ngoài. Nếu bạn không thể dậy nổi giường vào lúc này thì đại tràng không kích hoạt đầy đủ và không cách nào hoàn thành tốt công năng trục xuất khí chất thải. Như thế sẽ hình thành độc tố đi vào cơ thể gây nguy hại cho huyết dịch cũng lục phủ ngũ tạng khác.

Từ 7h-9h sáng là lúc kinh mạch ở dạ dày hoạt động mạnh nhất (nhất vượng)

Từ 9h-11h sáng là lúc kinh mạch ở tỳ vị hoạt động mạnh nhất. Lúc này cơ thể người có thể tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất. Nếu bạn chưa rời khỏi dường thì dịch dạ dày sẽ tích tụ nhiều làm ăn mòn, lở loét dạ dày, cơ thể tại thời điểm hấp thu tốt nhất lại không được tiếp nhận dinh dưỡng. Từ xưa tới nay, việc tích tụ dịch ở dạ dày sẽ gây ra bệnh tật và không thể tiêu hóa tốt, trung khí (khí trong dạ dày) sẽ rối loạn.

Nhất định không được nằm ỳ! Ngủ nướng sẽ khiến bạn bị váng đầu, cảm giác mỏi mệt không chịu nổi, luôn có cảm giác ngủ không đủ. Bạn hãy ứng đúng thời điểm để rời giường. Trong lịch sử có rất nhiều vĩ nhân đều có thói quen dậy từ 3h-4h sáng ví dụ như Washington (Hoa Thịnh Đốn), Cầm Phá Luân, Khang Hi Hoàng đế… Mặt khác, việc dậy sớm có thể gia tăng hiệu quả làm việc, tục ngữ nói: “Ba ngày sáng sớm, một ngày công”. Y học hiện đại cũng đã chứng minh, người ngủ sớm dậy sớm thường có ít áp lực về tinh thần, không dễ gặp các loại bệnh về tinh thần. Bạn cũng không nên ra ngoài luyện tập lúc quá sớm, bởi vì lúc đó mặt trời chưa mọc, dưới đất các dòng khí xấu (trọc khí) tích tụ trên đường bắt đầu bốc lên. Những khí này có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới thân thể.


Dưỡng thân thể có 3 việc lớn: một là giấc ngủ, hai là bài tiết, ba là ăn uống. Còn lại, để bắt đầu cuộc sống hàng ngày thì trang phục và các thứ khác chỉ là phụ trợ. Trong 3 việc lớn đó, thì giấc ngủ là đệ nhất. Đối với người mà việc ăn uống vào dạ dày (ẩm thực) không đúng thì buổi tối giấc ngủ không yên, lúc đó hãy cố gắng tập trung vào việc thứ hai đó là bài tiết. Ăn uống mà không bài tiết thì bụng làm việc quá độ, dạ dày tất nhiên bị tổn thương, hấp thu dinh dưỡng ngày càng giảm. Ngủ phải lấy tinh thần làm chủ, tinh thần phải lấy an tâm làm chủ, tùy theo tuổi tác, người tráng niên ngủ nhiều nhất là 7-8 tiếng, ngủ nhiều thì váng đầu chóng mặt, mặt đỏ mắt trướng, tứ chi mềm nhũn. Trẻ nhỏ có thể ngủ 8-9 tiếng đồng hồ mà không ngại nhưng người già hoặc người bệnh thì ngủ 6 tiếng là đủ.

Giấc ngủ thực sự rất trọng yếu! Vì nó không chỉ làm cho thân thể khỏe mạnh mà còn làm cho tinh thần trở nên phấn chấn. Hãy khởi đầu ngày mới mỹ hảo bằng cách đi ngủ sớm một chút nhé!

Theo cmoney.tw

Xuân Quyết biên dịch
Read More

Chỉ đau lưng, đau bụng, khám ra… ung thư

Chỉ đau lưng, đau bụng, khám ra… ung thư
 Bác sĩ Long thăm khám cho một nữ bệnh nhân trẻ bị ung thư dạ dày

Nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám ở vào độ tuổi thanh xuân, sức dài vai rộng, chỉ đau bụng, đau lưng nhưng cuối cùng phát hiện ra… ung thư.

Theo các bác sĩ, bệnh nhân ung thư ngày càng gia tăng và có những bệnh ung thư mới nổi “đánh nhanh” vào người trẻ tuổi.

Chỉ đau sơ sơ vậy mà... ung thư

Tại Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, bệnh nhân N.T.T. (24 tuổi, ngụ TP.HCM) đến khám với triệu chứng chỉ tức nhẹ ở vùng hông lưng, không có rối loạn tiêu tiểu.

Tuy nhiên, qua thăm khám và các kết quả xét nghiệm thì bệnh nhân sững sờ, như “sét đánh ngang tai” khi được xác định bị ung thư thận. Khối u ở thận trái của bệnh nhân đã có kích thước khá lớn, khoảng 5cm.

Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Hoàng Đức, Trưởng Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết bệnh nhân đã được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt bướu bảo tồn thận để điều trị.

“Đối với người bệnh trong độ tuổi còn trẻ, nếu không thể phẫu thuật bảo toàn thận thì sau này sẽ có nguy cơ bị suy thận mạn cao, đôi khi phải lọc máu định kỳ. Nếu được điều trị hiệu quả, sau 5 năm, 90% người bệnh không có dấu hiệu tái phát”, bác sĩ Đức thông tin.


Bác sĩ Đức khuyến cáo, ung thư thận ở giai đoạn sớm (kích thước bướu còn dưới 7cm) thường không có triệu chứng điển hình. Ở giai đoạn muộn, khoảng 30% người bệnh có các triệu chứng đau bụng, tiểu máu, thăm khám thấy có khối u bụng.

“Do đó, để phát hiện sớm ung thư thận, mọi người nên kiểm tra định kỳ sức khoẻ hằng năm. Hiện nay, do hiệu quả của việc khám sức khoẻ định kỳ nên đa số bướu thận được phát hiện sớm khi kích thước bướu dưới 4cm”, bác sĩ Đức khuyên.

Một khối u khá lớn được bác sĩ phát hiện trong thận bệnh nhân đến khám do đau hông lưng - Ảnh chụp lại phim 

Trong khi đó, chị M.T.H. (23 tuổi, ngụ Bà Rịa - Vũng Tàu) bị cảm giác biếng ăn, ăn uống kém, không tiêu, đau bụng nhẹ chỉ mới cách đây 3 tháng. Đến khoảng 1 tháng gần đây chị bị nôn ói và khi ói xong thì thấy dễ chịu. Cứ nghĩ là do công việc căng thẳng, cơ thể mệt mỏi nên bị rối loạn tiêu hóa nhất thời nhưng cẩn thận, chị vẫn đến bệnh viện khám. Tuy nhiên, chị không thể ngờ đó là… ung thư dạ dày.

“Nhìn bệnh nhân bước ra khỏi phòng khám hoàn toàn bất thần, rồi ngồi sụp xuống ôm mặt khóc giàn giụa. Là bác sĩ, chứng kiến bao cảnh hiểm nghèo, thương tâm, tôi cũng nhói lòng, muốn chảy nước mắt. Bệnh nhân còn quá trẻ, không hề nghĩ mình bị… ung thư”, bác sĩ Nguyễn Viết Hải, Khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, chia sẻ.

Theo bác sĩ Hải, khối u dạ dày của bệnh nhân đã di căn ổ bụng. Với bệnh nhân ung thư dạ dày di căn các cơ quan trong ổ bụng thì việc phẫu thuật không còn ý nghĩa. Bệnh nhân chỉ được điều trị nâng đỡ và giảm đau.

Những bệnh ung thư mới nổi “đánh nhanh” vào người trẻ

Theo ghi nhận của Khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, năm 2014, tỉ lệ người bệnh trẻ trước 40 tuổi mắc bệnh ung thư dạ dày chỉ 16%. Trong năm 2015, tỉ lệ này đã gia tăng lên đến 22%.

Thạc sĩ - bác sĩ Võ Duy Long, Phó trưởng khoa Ngoại Tiêu Hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết thêm trong tỉ lệ người bệnh dưới 40 tuổi mắc ung thư dạ dày, đặc biệt có nhiều trường hợp dưới 30 tuổi. Hằng năm có khoảng 300 - 400 trường hợp ung thư dạ dày đến khám. Trong đó, có gần 2/3 trường hợp còn chỉ định phẫu thuật triệt để.

Bác sĩ Hải cho biết đa phần các trường hợp người bệnh trẻ tuổi bị ung thư dạ dày khi đến bệnh viện đều ở giai đoạn trễ. Sự chậm trễ này phần lớn do chủ quan vì nghĩ ở độ tuổi của mình khó mắc phải bệnh ung thư này.

Mổ nội soi một trường hợp bệnh nhân ung thư đại trực tràng mới 35 tuổi - Ảnh: Nguyên Mi

Theo bác sĩ Hải, ung thư dạ dày có triệu chứng khá mơ hồ: đau bụng, ăn khó tiêu, cảm thấy chướng bụng…

Đặc biệt, “nếu một bệnh nhân bị loét dạ dày, điều trị sau 3 tháng mà không hết thì phải nghĩ đến ung thư dạ dày”, bác sĩ Long nhấn mạnh.

Trong giai đoạn sớm, khối u chưa di căn hoặc di căn khu trú ở một cơ quan xác định, ung thư dạ dày có thể được điều trị hiệu quả bằng phẫu thuật nội soi.

“Trước đây, đa số ung thư thận thường gặp ở những người lớn tuổi, độ khoảng 50 - 70 tuổi. Tuy nhiên, trường hợp người bệnh trên là một minh chứng ung thư thận có thể xảy ra và đang có xu hướng gia tăng ở độ tuổi rất trẻ”, tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Hoàng Đức, Trưởng Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, nhìn nhận.

Một bệnh ung thư nữa được cảnh báo đang “đánh nhanh” và bệnh nhân trẻ hóa là ung thư đại trực tràng.

Theo thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Hữu Thịnh, Trưởng phòng Khoa học Đào tạo, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, hiện nay tại Việt Nam số lượng ung thư đại trực tràng đang gia tăng đáng kể so với 10 năm trước. Càng ngày càng nhiều trường hợp bệnh nhân ở độ tuổi trên dưới 30.


Những dấu hiệu ung thư không nên phớt lờ

Ung thư có thể chữa trị nếu phát hiện sớm. Những dấu hiệu sau đây có thể giúp bạn nhận diện bệnh sớm, theo naturalnews.

Bệnh ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm hầu như không có triệu chứng và thường được phát hiện thông qua kiểm tra sức khỏe, tầm soát ung thư.

Ở giai đoạn trễ hơn, người bệnh ung thư đại trực tràng thường có các biểu hiện như tiêu ra máu, thay đổi thói quen đi tiêu (tiêu phân lỏng xen kẽ táo bón), thay đổi hình dạng khối phân, mót rặn, đau bụng và thiếu máu...

“Tuy nhiên, các triệu chứng trên có thể gặp ở các bệnh lý khác. Trung bình có khoảng 20 - 25% người bệnh ung thư đại trực tràng được chẩn đoán ở giai đoạn rất trễ khi các tế bào ung thư đã tiến triển và lan rộng”, bác sĩ Thịnh khuyến cáo.


Theo Medical Daily, hiện có hơn 100 loại ung thư khác nhau tùy vào vị trí cơ thể nơi tế bào ung thư phát triển. Trong số đó, 3 bệnh ung thư dưới đây bạn nên biết để phòng tránh bệnh.


Số ca chẩn đoán mắc ung thu vú ở phụ nữ có thể tăng lên gấp đôi vào năm 2030. Cũng vào thời điểm đó, mỗi năm sẽ có khoảng 5,5 triệu phụ nữ chết vì ung thư, gần bằng dân số Đan Mạch.

Viên An
Read More

Có chết đói cũng không bao giờ được đụng đến 4 loại thực phẩm có chứa chất kịch độc này

Có chết đói cũng không bao giờ được đụng đến 4 loại thực phẩm có chứa chất kịch độc này
Để có một sức khỏe tốt, bạn tuyệt đối tránh xa 4 loại thực phẩm cực độc này

Có những loại thực phẩm vô cùng quen thuộc nhưng lại tiềm ẩn các độc tố có hại cho sức khỏe, vì vậy chúng ta cần cẩn trọng khi chọn lựa thực phẩm. Đặc biệt là 4 loại sau thì dù có đói đến mấy bạn cũng tuyệt đối không nên ăn.

1. Gừng bị thối, nhũn

Chúng ta đều biết, gừng là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên khi gừng bị thối, nhũn thì sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm.



 Gừng thối sẽ tạo nên nhiều độc tố. (Ảnh: Internet)

Một loại độc tố có tên gọi safrole sẽ được sản sinh khi gừng bị thối. Đây là loại độc tố mạnh. Khi đưa vào cơ thể, ruột rất dễ hấp thụ loại độc tố này và nhanh chóng chuyển đến gan, gây nên trúng độc tế bào gan.

Đặc biệt, chỉ nên dùng gừng vào buổi sáng hoặc trưa sẽ rất tốt, nếu dùng gừng buổi tối rất dễ sản sinh độc tố gây hại cho cơ thể.

2. Thịt  lợn gạo

Thịt lợn là loại thực phẩm vô cùng phổ biến và quen thuộc trong bữa ăn gia đình. Tuy nhiên khi chọn lựa thịt lợn thì mọi người cần nên hết sức cẩn thận.

Ăn phải thịt lợn nhiễm sán có thể dẫn đến tử vong. (Ảnh: Internet)

Thịt lợn gạo do lợn bị nhiễm sán. Những ấu trùng này có hình bầu dục, màu trắng đục và chứa dịch bị nhiễm sán. Thịt lợn gạo không có lợi chút nào đối với cơ thể vì có thể gây ra bệnh sán xơ mít. Triệu chứng khi mắc phải sán xơ mít thường không rõ ràng như đau bụng, rối loại tiêu hóa, cơ thể sút cân, thiếu máu, tắc đường ruột, suy nhược cơ thể.

Khi không được phát hiện kịp thời, sán xơ mít có thể xâm nhập lên não gây ra động kinh, mù mắt, thậm chí tử vong.

3. Ba ba, cua, lươn chết

Ba ba, cua và lươn đều là những thực phẩm giàu đạm, acid amin và chất histidine. Sau khi chúng chết, những chất này nhanh chóng phân hủy thành chất khác như histamine, một loại chất cực độc với cơ thể. Chất độc này tồn tại ngay cả nhiệt độ cao và có thể gây ngộ độc cho người dùng. Người ăn phải chúng có thể bị đau bụng, nôn mửa, trường hợp ngộ độc nghiêm trọng có thể tử vong.


Ba ba, cua, lươn chết chứa nhiều độc tố. (Ảnh: Internet)

Tốt nhất nên chọn những loại hải sản tươi sống, tránh ăn ở các hàng quán không đảm bảo chất lượng.

4. Khoai tây mọc mầm

Khi khoai tây mọc mầm, tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường. Đường sẽ chuyển hóa thành các loại alcaloit gọi là solanine và chaconine – alpha. Chất này sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày, gây nên tình trạng đau bụng, nôn mửa, nặng hơn là gây mê sảng, giãn đồng tử và suy hô hấp.

Tuyệt đối không sử dụng khoai tây mọc mầm. (Ảnh: Internet)
Read More

Thần y Biển Thước và bài học muôn thuở: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Thần y Biển Thước và bài học muôn thuở: Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Một lần, Biển Thước đến Tề Quốc bái kiến Tề Hoàn Hầu. Thấy khí sắc vua Tề không tốt, Biển Thước bèn nói: “Trong da và chân lông ngài đã có gốc bệnh, nếu không trị sớm, bệnh sẽ nặng thêm”. Hoàn Hầu thờ ơ đáp: “Ta thấy trong người rất khỏe, chẳng có bệnh gì cả”. Biển Thước liền rời đi.

5 ngày sau, Biển Thước lại đến, nhìn sắc diện vua Tề nói: “Ngài có bệnh trong máu, nếu không kịp thời chữa trị, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng”. Hoàn Hầu tỏ vẻ không vui nói: ”Ta không có bệnh”. Biển Thước lại rời đi.

5 ngày sau, Biển Thước lần nữa đến bái kiến vua Tề, lần này ông khẳng định: “Bệnh của ngài đã vào đến nội tạng rồi, phải chữa ngay đi”, Hoàn Hầu không trả lời. 5 ngày sau, Biển Thước lại vào yết kiến, chỉ mới nhìn mặt vua Tề, đã quay bước đi.

Mấy ngày sau, Hoàn Hầu quả nhiên phát bệnh, phái người đi tìm Biển Thước, nhưng ông đã đi mất rồi. Bệnh của Hoàn Hầu ngày càng trở nặng, chẳng bao lâu vị vua này qua đời.

Trong Sử ký viết, Biển Thước có thể nhìn thấy người ở bên kia tường, có công năng cách tường khán vật, thấu thị nhân thể tức nhìn được xuyên tường, nhìn thấu thân thể. Biển Thước quả nhiên là thần y, vừa nhìn đã có thể thấy được tất cả bệnh tình của Tề Hoàn Hầu, nhưng Hoàn Hầu lại không tin Biển Thước. Vì ông vẫn chưa cảm thấy thân thể không thoải mái, sao mà bị bệnh được?

Vua Tề sau lần cuối cùng gặp Biển Thước, mới phái người chạy theo hỏi, Biển Thước nói: “Bệnh ở da thịt thì còn xoa thuốc được, bệnh ở huyết mạch thì còn châm cứu được, bệnh trong dạ dày bã rượu có thể chữa được, bệnh vào xương tủy rồi thì không thể cứu được nữa, ta cũng bất lực”.

Thánh nhân không chữa “đã bệnh” mà chữa “chưa bệnh”

 Biển Thước là danh y có y thuật cao minh vào thời Trung Quốc cổ đại, ông được mọi người tôn kính gọi là “Thần y Biển Thước”. (Ảnh: Internet)

Tại sao cách nhìn nhận của Tề Hoàn Hầu và của Biển Thước lại trống đánh xuôi kèn thổi ngược như vậy? Vì bệnh nhân có cảm thụ của họ, thầy thuốc có y thuật của mình. Vua Tề nhìn bề ngoài thì thấy “chưa bệnh”, nhưng thân thể đã có ổ bệnh, chỉ là chưa phát ra, sau này Hoàn Hầu quả nhiên phát bệnh, thân thể đau ốm, đây là “đã bệnh”.

Bệnh tật phát triển là có quy luật, ổ bệnh có trước, là giai đoạn chưa bệnh, sau đó mới sinh ra bệnh trạng, là giai đoạn đã bệnh. Giai đoạn chưa bệnh dễ chữa, giai đoạn đã bệnh sẽ khó chữa.

Trong Hoàng đế nội kinh cũng viết, “bệnh đã thành rồi mới uống thuốc, nặng rồi sau đó mới trị, thì cũng giống như khát mới đào giếng, chiến tranh khởi lên mới đi rèn binh khí, như thế chẳng phải quá muộn rồi sao?”. Vì vậy tất cả mọi việc ta cần phải biết thật rõ tình thế và phòng ngừa chu đáo, hãy chuẩn bị từ trước, đạo lý chữa bệnh cũng giống vậy.

Bệnh tật đều có giai đoạn phát triển nhất định. Lúc đầu thường không có biểu hiện hoặc rất nhẹ, bệnh nhân sẽ không cảm thấy thân thể có chỗ nào bất ổn, đương nhiên sẽ không đi khám bệnh, lúc này bệnh biến đổi rất chậm, trị tận gốc thì dễ hơn nhiều.

Đợi khi xuất hiện bệnh trạng rõ ràng, bệnh nhân sẽ tìm đến thầy thuốc, nhưng bệnh đã bước sang giai đoạn giữa và cuối, bệnh biến đã rất rõ ràng và nghiêm trọng. Lúc này nếu muốn chữa trị tận gốc thì đã không còn dễ dàng nữa, vì thế “thánh nhân không chữa đã bệnh, mà chữa chưa bệnh”.

Vận dụng tam bảo sinh mệnh “Tinh, Khí, Thần”

Vận dụng 3 pháp bảo “Tinh, Khí, Thần” sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh và chống lại bệnh tật. (Ảnh: Internet)

Ngày nay chúng ta không thể tìm ra thần y có y thuật cao siêu như Biển Thước, vậy làm thế nào trị “chưa bệnh” đây? Kỳ thực chúng ta không nên hướng ngoại mà cầu, nội trong mình đã có sẵn 3 pháp bảo – Tinh, Khí, Thần. “Tam bảo sinh mệnh” này có thể hình thành nhiều tầng che chắn, phòng chống bệnh tật, bảo hộ cho ta, chúng ta chỉ cần vận dụng thật tốt “tam bảo” của sinh mệnh thì sẽ chữa được “chưa bệnh”.

Vậy làm sao để vận dụng “tam bảo sinh mệnh” đây? Trong “dưỡng tinh”, cần chú ý dinh dưỡng sao cho đầy đủ và cân bằng. Trong “dưỡng khí”, phương pháp tốt nhất là luyện khí công, khí công cổ đại còn gọi là “thần tiên thuật”, có hiệu quả vô cùng thần kỳ.

“Dưỡng thần” phải coi trọng đạo đức, từ nội tâm chúng ta phải có thể đối xử chân thành với người khác, thiện với người khác, hơn nữa còn cần phải nhẫn, làm được ba điều là Chân, Thiện, Nhẫn.

Theo Epochtimes
Read More

Đây là 10 lý do tại sao bây giờ kháng kháng sinh đã trở thành cơn ác mộng

Đây là 10 lý do tại sao bây giờ kháng kháng sinh đã trở thành cơn ác mộng
Hãy trang bị kiến thức và đừng đứng ngoài cuộc chiến.

Ngày hôm nay, chúng ta đã nói rất nhiều về kháng kháng sinh, khi các loại thuốc đang mất dần hiệu lực trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn. Cá biệt, những trường hợp siêu vi khuẩn mang gen kháng tất cả các loại thuốc đã được phát hiện tại Trung Quốc, Châu Âu và Mỹ và mới đây nhất là Hàn Quốc.

Trong tháng 9, Liên Hợp Quốc đã lần đầu tiên phải thảo luận về vấn đề kháng kháng sinh trong một cuộc họp đại hội đồng. Phát biểu tại cuộc họp, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho biết: “Đó không phải một vấn đề có thể xảy ra trong tương lai. Kháng kháng sinh là thực tế đang xảy ra hiện tại, xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới”.

Mặc dù vậy, không ít người vẫn còn coi đó là chuyện của tương lai, tệ hơn nữa là thờ ơ, đứng ngoài những nỗ lực hành động. Bạn có thể nói rằng: “Tôi vẫn uống kháng sinh và khỏi viêm họng”, mà đâu biết rằng chính liều kháng sinh đó đã khiến vi khuẩn trong đường ruột mang gen kháng thuốc.

Cho nên, đừng đứng ngoài cuộc chiến. 10 lý do dưới đây sẽ cho bạn biết kháng kháng sinh đáng sợ như thế nào và đã đến lúc phải hành động:


Nếu kháng sinh mất tác dụng, đồng nghĩa với việc chúng ta trở lại thời kỳ những năm 1930. Khi đó, ngay cả một nhiễm trùng hết sức bình thường cũng có thể gây tử vong. Bạn có muốn phải lo lắng về vết đứt tay đang đe dọa mạng sống? Và viêm phổi trở lại là một kẻ giết người hàng loạt. Hãy nhìn vào tấm ảnh phía trên và bạn sẽ biết mình có trách nhiệm trong cuộc chiến.


Đã hơn 30 năm kể từ khi lớp thuốc kháng sinh cuối cùng của chúng ta được phát triển. Những chi phí đắt đỏ đang khiến không một công ty dược phẩm nào muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Trung bình, để đưa một loại kháng sinh mới ra thị trường phải mất đến 2.5 tỷ USD.

Trong khi đó, mỗi đơn thuốc kháng sinh chỉ có giá khoảng 20-200 USD. Các công ty dược phẩm đang muốn tạo nhiều lợi nhuận từ thị trường thuốc ung thư và bệnh mãn tính. Ở đó mỗi đơn thuốc trị giá lên đến 20.000 USD hay người bệnh tiểu đường sẽ phải sử dụng thuốc suốt đời.

Mặc dù các chính phủ đang nỗ lực với các khoản đầu tư và biện pháp hỗ trợ, chúng ta sẽ phải chờ đợi một thời gian dài nữa mới có được loại thuốc kháng sinh mới, hoặc thậm chí cũng có thể là không bao giờ.


Phẫu thuật bản chất là một thủ tục y tế giúp cứu sống bệnh nhân. Nhưng những hoạt động phẫu thuật phức tạp kéo theo nguy cơ nhiễm trùng cao, ví dụ phẫu thuật tim hoặc thay thế khớp chẳng hạn.

Do vậy, nếu không có kháng sinh, mọi ca phẫu thuật phức tạp gần như đang được thực hiện trên “rìa địa ngục”. Một bệnh nhân phẫu thuật khớp để có được sự thoải mái hơn trong vận động, lại phải đặt lên phía bên kia bàn cân là cả mạng sống của mình.


Ngày hôm nay, chúng ta nói rất nhiều về kháng kháng sinh, về những viễn cảnh nó gây ra và một tương lai đáng sợ. Bạn có biết, cơn ác mộng đã thực sự bắt đầu rồi? Hàng năm, kháng kháng sinh không còn là viễn cảnh với 25.000 người chết ở châu Âu và 23.000 người khác ở Mỹ vì nhiễm trùng kháng thuốc. Đối với họ, và cả một xác suất trên chính bạn, đó là sự kết thúc cuộc sống chứ không phải chuyện của tương lai xa vời.


Mặc dù chúng ta sử dụng tương đối tốt hóa trị để chống lại ung thư, nó sẽ khiến các tế bào bạch cầu của người bệnh bị phá hủy. Không có bạch cầu, hệ miễn dịch mất đi vũ khí của mình để chống lại sự nhiễm trùng. Khi đó, kháng sinh mất tác dụng đồng nghĩa với bệnh nhân ung thư ngày càng trong tình trạng nguy hiểm.


Cấy ghép nội tạng là điều kỳ diệu của y học hiện đại. Tuy nhiên, chúng ta luôn cần đến kháng sinh để giúp người bệnh sống sót sau cấy ghép. Thuốc kháng sinh đóng 2 vai trò. Thứ nhất, bản thân phẫu thuật cấy ghép có thể dẫn đến nhiễm trùng. Thứ hai, bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc chống đào thải để làm suy yếu hệ miễn dịch. Khi đó, họ cần kháng sinh để điều trị những nhiễm khuẩn thông thường.

Nếu chúng ta đánh mất khả năng kì diệu của kháng sinh, cấy ghép gần như là không thể được thực hiện. Những rủi ro là quá lớn.


Chúng ta hay nói về siêu vi khuẩn và kháng thuốc là những “vấn đề toàn cầu”. Vì vậy, nhiều người đang lầm tưởng rằng đó là một vấn đề mà chỉ các cơ quan, tổ chức hay các chính trị gia phải quan tâm.

Đừng hiểu lầm, kháng kháng sinh ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân bạn. Hãy nhớ lại xem, bạn đã từng phải dùng đến hai loại kháng sinh trong đơn thuốc hay điều trị bệnh đến hai đợt? Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết, ví dụ trong bệnh cảm cúm, sẽ khiến các vi khuẩn trong đường ruột của bạn mang gen kháng thuốc. Khi chúng có điều kiện thuận lợi để phát bệnh, bạn sẽ biết thế nào là hậu quả.


Bạn đã từng nghe đến nhiễm trùng máu bao giờ chưa? Đó là một tình trạng phổ biến đe dọa tính mạng của rất nhiều người. Mỗi năm ở Anh có hơn 100.000 người phải nhập viện với nhiễm trùng máu. Ngay cả khi có kháng sinh, 37.000 người đã chết.

Nhiễm trùng máu chỉ có thể được xử lý với kháng sinh và trong một thời gian “đếm ngược” nhất định. Có lẽ sẽ không phải nói về những gì có thể xảy ra với những bệnh nhân nhiễm trùng máu, nếu kháng sinh mất hoàn toàn tác dụng.


Không ai muốn có một ngày thức dậy với bộ phận sinh dục bị chảy mủ, đặc biệt khi thuốc kháng sinh dần mất đi tác dụng. Ngày nay, vi khuẩn gây bệnh lậu đang kháng kháng sinh rất mạnh. Một số người gọi chúng là “siêu vi khuẩn đường tình dục” mà có thể khiến âm đạo hoặc dương vật chảy mủ và đau khi đi tiểu.

Không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhưng cứ thử tưởng tượng một ngày chúng ta không còn kháng sinh, các bác sĩ còn biết làm gì nữa, căn bệnh này gây ra bởi vi khuẩn.


Chúng ta đang mất rất nhiều tiền vì hậu quả của vi khuẩn kháng thuốc. Năm 2009, Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Châu Âu cho biết mỗi năm Liên minh Châu Âu tốn khoảng 1.7 tỷ USD cho chi phí chăm sóc sức khỏe và mất khả năng lao động của bệnh nhân kháng kháng sinh.

Nếu không hành động ngay từ bây giờ, chúng ta có thể sẽ ném tất cả 100 ngày tỷ USD ra cửa số vào năm 2050. Đó là thứ mà những con siêu vi khuẩn bé nhỏ có thể gây ra cho nhân loại.

Cuối cùng, rõ ràng rằng không thể có một tương lai tươi sáng nếu kháng kháng sinh tiếp tục xảy ra. Trong khi các tổ chức và chính phủ đang làm việc tích cực để ngăn chặn điều đó, mỗi người chúng ta cũng cần tự ý thức được trách nhiệm của mình. Hãy trang bị kiến thức và đừng đứng ngoài cuộc chiến chung của nhân loại với kháng kháng sinh.

Tham khảo Publichealthmatters
Read More

Thời đại hoàng kim của kháng sinh đã qua, trước mắt sẽ là cơn ác mộng với loài người

Thời đại hoàng kim của kháng sinh đã qua, trước mắt sẽ là cơn ác mộng với loài người
Có hàng triệu người đã chết mỗi năm trong thời đại chưa có kháng sinh, và rồi sẽ là một con số tương tự trong những năm sắp tới.

Năm 1928, penicillin, loại kháng sinh đầu tiên được tìm ra bởi một nhà sinh học người Scotland, Alexander Fleming. Ông được coi là người đã mở ra kỷ nguyên vàng của kháng sinh trong y học. Nó được gọi là thần dược của tây y, khi đã cứu hàng triệu người bệnh mỗi năm khỏi cái chết gây ra bởi nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên, câu chuyện tuyệt vời ấy dường như đang đi đến hồi kết. Sau hơn 70 năm kháng sinh được đưa vào y học, thời đại hoàng kim của nó đã không còn được duy trì. Có hàng triệu người đã chết mỗi năm trong thời đại chưa có kháng sinh, và rồi sẽ là một con số tương tự trong những năm sắp tới. Cơn ác mộng này mang tên "kháng kháng sinh", và xuất phát từ chính sự lạm dụng thuốc của con người.

Vi khuẩn sống sót trước kháng sinh là cơn ác mộng với nhân loại

Kháng kháng sinh là gì?

Kháng kháng sinh là hiện tượng xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh. Chúng không những tồn tại mà còn sinh sản ra những thế hệ vi khuẩn mới, cũng có đặc tính kháng thuốc và hóa chất điều trị nhiễm trùng.

Một chủng vi khuẩn có thể phát triển đế chống lại từ một cho đến hàng chục loại thuốc kháng sinh khác nhau. Khi đó, bệnh nhiễm trùng trở nên khó khăn hoặc thậm chí không thể điều trị. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân có thể phải trải qua phẫu thuật cắt bỏ, hoặc thậm chí tử vong vì kháng kháng sinh.

Tại sao kháng kháng sinh là một cơn ác mộng với loài người?

Nếu bạn quay lại trước những năm 1943, khi thuốc kháng sinh chưa xuất hiện, mọi cái chết xung quanh chúng ta không đến từ ung thư hay bệnh tim mạch. Con người sẽ chết vì các vết thương khi bị ngã, trúng đạn, tai nạn lao động… Phần lớn những vết thương dẫn đến nhiễm trùng và kết thúc cuộc sống của một ai đó.

Tuy nhiên, tất cả thay đổi sau khi Fleming tìm ra penicillin. Nhiễm trùng được coi là án tử, đột nhiên lại có thể chữa trị chỉ sau "một cái búng tay" với kháng sinh. Giống như một phép lạ vậy, điều đó mở ra một kỷ nguyên vàng son cho thuốc tây y. Những viên kháng sinh được coi là thần dược.

Cho tới nay, đã hơn 70 năm trôi qua, và chúng ta nghi ngờ rằng có mấy khi một thời kỳ vàng son của điều gì có thể kéo dài đến vậy. Chẳng còn sớm nữa để nghĩ về sự sụp đổ của thời đại kháng sinh, khi vi khuẩn đang ngày càng kháng thuốc:

Những năm 1943, thuốc kháng sinh được coi là phép màu

Nói về một nền văn minh hiện đại, chúng ta hay tưởng tượng đến nhà máy điện, máy vi tính, thiết bị cầm tay… Nhưng mấy ai biết rằng kháng sinh là một trong những trụ cột đang chống đỡ thế giới ấy. Nếu thời đại kháng sinh sụp đổ, nền văn minh sẽ rung chuyển như thế nào?

Đầu tiên, chúng ta sẽ mất hết lá chắn phòng vệ cho những người có hệ miễn dịch yếu. Họ bao gồm bệnh nhân ung thư, người nhiễm HIV, trẻ em đẻ non… Điều này đồng nghĩa với cái chết của tất cả những con người này.

Tiếp đến, kỹ thuật phẫu thuật của loài người bị vô hiệu hóa. Nhiều ca phẫu thuật được yêu cầu sử dụng kháng sinh phòng ngừa. Khi kháng sinh mất tác dụng, phòng phẫu thuật của bệnh viện như không có mái che.

Chúng ta sẽ không thể mổ tim, ghép thận, đưa ống thông cho bệnh nhân đột quỵ… Chúng ta không thể phẫu thuật dù chỉ đơn giản là chỉnh lại khớp gối. Không thể đẻ mổ, và dù cho trong những bệnh viện hiện đại nhất, cứ 100 sản phụ sẽ có 1 người tử vong.

Kháng kháng sinh dẫn đến sự thất bại trong điều trị nhiễm trùng

Nhiễm trùng gây ra nỗi sợ hãi từ những bệnh tầm thường. Viêm họng liên cầu gây suy tim. Viêm phổi giết chết 3 trong 10 trẻ em mắc bệnh. Nhiễm trùng da đồng nghĩa với phẫu thuật cắt bỏ chi. Hãy nhớ lại trường hợp đầu tiên được điều trị penicillin. Albert Alexander trước đó đã mất một con mắt trong tình trạng da đầu rỉ mủ, chỉ bắt đầu từ việc bị gai xước vào mặt trong khi làm vườn.

Rồi thì bạn còn dám làm gì nữa khi mà bất cứ tổn thương nào cũng có thể giết người. Bạn có dám đi xe máy, trượt patin, trèo thang để sửa mái nhà hay đặt con bạn chơi đùa dưới sàn nhà?

Bao giờ thì những điều này xảy ra?

Bạn có giật mình không khi biết rằng chúng ta đã ở trong cơn ác mộng này rồi?

Cho tới ngày hôm nay, loài người có trong tay trên dưới 100 loại kháng sinh. Con số không khác biệt là mấy từ những năm đầu thế kỷ 21. Nhưng năm 2000, một bệnh nhân người Mỹ đầu tiên được Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh và Phòng ngừa Hoa Kỳ (CDC) xác nhận kháng tất cả các kháng sinh, chỉ trừ hai loại.

Năm 2008, các bác sĩ Thụy Điển phải đối mặt với trường hợp một bệnh nhân Ấn Độ nhiễm trùng mà kháng toàn bộ kháng sinh chỉ trừ 1 loại.


10 triệu người sẽ chết mỗi năm vì kháng kháng sinh vào năm 2050

Nhưng bạn đừng nghĩ đó chỉ là những trường hợp đơn lẻ. Mỗi năm, riêng Hoa Kỳ và Châu Âu có khoảng 50.000 người chết vì nhiễm trùng mà không có thuốc chữa. Một dự án được tài trợ bởi chính phủ Anh mang tên “Chương trình Đánh giá Kháng kháng sinh” ước tính tổng số ca tử vong loại này trên thế giới là 700.000 người mỗi năm. Năm 2050, con số sẽ lên đến 10 triệu ca với tốc độ kháng kháng sinh phát triển như hiện nay.

Bỏ qua những con số, bạn cũng có thể biết được cơn ác mộng đã đến với chính mình và người thân. Thời gian trước đây, triệu chứng tiểu buốt do nhiễm trùng đường tiết niệu có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng một đơn kháng sinh ngắn ngày. Bây giờ, bạn có thể phải dùng đến vài ba loại thuốc.

Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng con bạn có nguy cơ nằm trong 25% trẻ em nhiễm trùng đường tiết niệu phải sử dụng 3 loại kháng sinh khác nhau. 25% còn lại phải điều trị với 2 loại thuốc và chỉ còn một nửa trẻ em có thể trị khỏi bằng một loại thuốc duy nhất.

Ngày 30 tháng 4 năm 2014, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố trong một báo cáo rằng nhân loại thực sự đang ở trong cơn ác mộng của kháng kháng sinh. Nó là một mối đe dọa nghiêm trọng và thách thức y học trong thời điểm này. WHO nói “không hành động ngay hôm nay, tương lai chúng ta sẽ chẳng còn thuốc chữa bệnh”.

Fleming đã biết trước mọi thứ

Alexander Fleming, người mở đường cho thời kỳ vàng của tây y với kháng sinh

Alexander Fleming, nhà sinh học người Scotland được coi là cha đẻ của kháng sinh khi ông phát hiện ra penicillin vào năm 1928. Năm 1943, những liều penicillin thương mại đầu tiên được tung ra. Hai năm sau đó, Fleming nhận giải Nobel cho phát hiện của mình.

Nhưng ngay trong buổi phỏng vấn sau đó, ông đã cảnh báo đến viễn cảnh không vui khi vi khuẩn có thể trở nên kháng thuốc. “Những người lạm dụng penicillin ngày hôm nay, họ phải chịu trách nhiệm cho cái chết của những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn kháng penicillin sau này”, Flenming nói. “Tôi hy vọng điều nguy hiểm này có thể được kiểm soát”.

Và rồi đúng như vậy. Năm 1943, penicillin được tung ra thì năm 1945, vi khuẩn kháng penicillin xuất hiện. Con người lại đi tìm những loại kháng sinh mới. Năm 1972, vancomycin được điều chế, kháng vancomycin xuất hiện năm 1988.

Imipenem ra đời năm 1985 thì đến năm 1998, kháng imipenem xuất hiện. Một trong những loại kháng sinh mới nhất của nhân loại, daptomycin ra đời năm 2003 thì chỉ 1 năm sau xuất hiện vi khuẩn kháng nó.

Điều này được ví như trò chơi nhảy cừu. Thuốc ra đời, vi khuẩn kháng nó và rồi chúng ta lại đi tìm loại thuốc mới. Nhưng có vẻ như loài người đang hụt hơi khi mà một chủng vi khuẩn mới sinh ra cứ mỗi 20 phút, các công ty dược phẩm thì cần đến cả thập kỷ đế nghiên cứu một loại kháng sinh.

Chúng ta có thể làm gì?

Trước hết, hãy nói về nguyên nhân tại sao vi khuẩn có thể trở nên kháng thuốc. Xét dưới góc độ tế bào, nó là việc vật chất di truyền DNA của vi khuẩn được biến đổi để: tránh sự xâm nhập của kháng sinh vào chúng, giúp vi khuẩn tổng hợp enzyme gây bất hoạt hoặc phân hủy kháng sinh, thay đổi con đường chuyển hóa và chúng thải được kháng sinh ra khỏi tế bào.

Con người đã và đang lạm dụng thuốc kháng sinh

Bỏ qua những điều phức tạp này, bạn nên biết đến chính con người đã tiếp tay cho vi khuẩn biến đổi gen của chúng. Đó là những hành động được gọi chung cái tên: lạm dụng thuốc kháng sinh.

Bạn có bao giờ dùng kháng sinh để điều trị bệnh cúm mà không biết nó gây ra bởi virus chứ không phải vi khuẩn? Bạn có bao giờ tự ý giảm liều lượng hay thời gian điều trị kháng sinh của bác sĩ xuống một nửa mà không biết điều đó tạo điều kiện cho vi khuẩn sống sót và tạo gen kháng thuốc?

Rồi khi chúng ta sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, thú y, sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp, đó là điều kiện cho những vi khuẩn ở động vật kháng thuốc rồi ảnh hưởng tới cả con người. Sử dụng chất diệt khuẩn trong lau rửa thường xuyên cũng tạo ra những dòng vi khuẩn kháng thuốc.

Cho tới nay, kháng kháng sinh đã trở thành vấn đề toàn cầu chỉ bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt nhưng ai cũng làm thường xuyên như vậy. Những giải pháp toàn cầu cũng sẽ phải được đặt ra. Có thể là chúng ta nên nghiêm cấm hẳn việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và ngư nghiệp. Thiết lập một cổng kiểm soát kê đơn kháng sinh để tránh lạm dụng bừa bãi hay xây dựng hệ thống giám sát cảnh báo kháng thuốc sắp xảy ra…

Nhưng rồi đó là những điều quá to lớn và cần một nguồn tài trợ không hề nhỏ. Tại sao chúng ta không bắt đầu bằng những hành động của từng cá nhân?

Mỗi cá nhân cần hành động để chống lại vi khuẩn kháng thuốc

Bằng cách đọc bài viết này, bạn cũng đã góp phần vào nguy cơ giảm kháng kháng sinh xảy ra trong tương lai. Nếu bạn thực sự muốn chung tay cùng nhân loại chiến đấu trong cơn ác mộng chung, dưới đây là một số khuyến cáo mà nên được thực hiện và chia sẻ với mọi người:

1. Đừng bao giờ tự ý sử dụng kháng sinh. Ví dụ như bệnh cúm thông thường do virus, bạn có uống kháng sinh cũng không thể hiệu quả được.

2. Nói chuyện với bác sĩ nếu họ kê đơn kháng sinh cho bạn. Hãy hỏi họ xem liệu có thể điều trị ngoài kháng sinh hay không? Và nếu bắt buộc, loại kháng sinh đó có phù hợp với cơ thể bạn?

3. Tuân thủ nghiêm ngặt liều và thời gian điều trị với kháng sinh của bác sĩ, ngay cả khi bạn nghĩ mình đã tốt hơn hoặc đã khỏi bệnh. Giảm liều hay dừng điều trị sớm tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại kháng thuốc và tái nhiễm.

4. Đừng tiết kiệm kháng sinh đã điều trị ở đợt trước để dùng lại. Vứt bỏ chúng, bởi lần sau có lẽ chúng sẽ mất tác dụng.

5. Cùng một bệnh nhưng đừng sử dụng đơn thuốc của người khác. Như đã nói không phải kháng sinh nào cũng phù hợp với bạn.

6. Bỏ ngay thói quen yêu cầu bác sĩ kê kháng sinh cho mình. Họ là những người có kinh nghiệm và nếu bạn không có dấu hiệu nhiễm trùng, điều trị các triệu chứng với thuốc ngoài kháng sinh là đủ.

Tổng hợp
Read More