Bài tập "Bướm bay" tốt cho thận và các bệnh phụ khoa

Bài tập "Bướm bay" tốt cho thận và các bệnh phụ khoa
Yếu thận, viêm tuyến tiền liệt, phụ khoa là những căn bệnh luôn “đe dọa” sức khỏe cả thể xác lẫn tinh thần của người bệnh.

Bệnh phát triển ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau lại rất dễ tái phát, tỉ lệ mắc bệnh cao, thậm chí nhiều người đã bị bệnh mãn tính. Những bệnh liên quan đến chức năng sinh sản luôn là nỗi nặng lòng của phái đẹp lẫn cánh mày râu. Sức khỏe thì tổn hại mà tinh thần bất an lo lắng. Đó là vì bạn chưa biết bài tập đơn giản nhưng lại nhiều tác dụng này.

Có một bài tập đơn giản, có thể thực hành ngay, mang lại hiệu quả rõ ràng trong một thời gian ngắn đang thu hút giới văn phòng, đặc biệt là chị em đã lập gia đình.

Trong yoga, bài tập này mô phỏng động tác của con bướm đang bay nên đặt tên là động tác “con bướm”, được khắp các chuyên gia từ châu Âu lẫn châu Á khuyên dùng.

Theo Đông y, nếu tập luyện kiên trì, sẽ có nhiều lợi ích mà bạn nhận được:

Động tác “bướm bay” giúp cho cơ thể lưu thông khí huyết, làm sạch độc tố trong cơ thể, cung cấp máu cho vùng bụng và xương chậu, loại bỏ chứng viêm. Không những thế, giúp cho nam và nữ duy trì tốt chức năng của thận, bài tiết tốt, trẻ hóa làn da, hồng hào khuôn mặt.

Nếu thực hành động tác này thường xuyên, chức năng bài tiết được kích thích mạnh mẽ, chức năng tiết niệu vận hành thuận lợi, giảm đau thần kinh tọa. Giúp đảm bảo sức khỏe của hệ thống sinh dục (tuyến tiền liệt, buồng trứng, cơ quan sinh dục nam và thận).

Phụ nữ mang thai tập luyện giúp mang lại cảm giác thư giãn, xương chậu uyển chuyển, linh hoạt, giúp cho việc vượt cạn trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra, động tác này còn giúp thư giãn, giảm đau các khớp đầu gối, khớp hông, lưng, xương sống, chỉnh sửa dáng vóc, giúp lưng thẳng, dáng mềm mại.

Thực hiện bài tập này không chỉ tiêu diệt chứng viêm phụ khoa mà còn làm cho sắc mặt bạn hồng hào, làn da tươi sáng.

Cách thực hiện

Động tác rất đơn giản, bạn có thể thực hiện ở nhà vào bất cứ thời gian nào.

Ngồi lên một vị trí bằng phẳng, có thể trải tấm lót hoặc ngay trên giường, trên sàn nhà.


Hai gan bàn chân chụm vào nhau, hai tay cầm lấy đầu ngón chân, đầu gối giơ lên hạ xuống.

Thực hiện động tác mô phỏng giống hệt con bướm đang vỗ cánh, cố gắng mở rộng xương chậu, hai đầu gối càng gần chạm đất càng tốt. Lưng thẳng, vai thả lỏng.

Cường độ tập luyện

Bạn nên thực hiện động tác này 500-1000 cái/ngày, có thể chia ra làm nhiều lần.

Người có nhu cầu chữa bệnh thì cố gắng tập đủ số lượng. Người có nhu cầu phòng bệnh có thể rút ngắn thời gian thực hiện.

Hãy chăm chỉ luyện tập để có sức khỏe thật tốt nhé, chúc các bạn luôn mạnh khỏe.
Read More

Các loại hạt là thần dược chữa bệnh

Các loại hạt là thần dược chữa bệnh

Hạt bưởi chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng



Hạt bưởi có tác dụng chữa viêm tá tràng hiệu quả.

Bưởi là một loại trái cây ngon, nhiều vitamin rất được ưa chuộng. Nếu bỏ những phần này, bạn sẽ bỏ phí một nguồn pectin, chính là chất nhầy bao quanh vỏ hạt và trong cùi bưởi, có tác dụng chữa trị khá nhiều bệnh..

Bưởi có chứa đường, phốt pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2, C, PP và tinh dầu nằm ở vỏ, thành phần chủ yếu là xitronelol. Hạt bưởi chứa một loại este, dầu, prôtit, chất xơ… Chất glucôxit trong vỏ bưởi có tác dụng chống viêm, chống vi trùng; nước quả tươi có thể làm hạ đường trong máu.

Cách làm: Hạt bưởi để cả vỏ cứng 100 g rửa sạch, cho vào một cốc thủy tinh to, rót thêm 200 ml nước sôi, đậy kín, ủ nóng trong 2-3h. Hạt bưởi sẽ tiết ra một chất nhầy làm cho cốc nước đặc, sánh như nước cháo, gạn bỏ hạt lấy nước để uống.

Cách dùng: Mỗi ngày uống một lần, sau bữa ăn khoảng 2h. Khoảng 5-7 ngày, người bệnh sẽ thấy dễ chịu và hết đau.

Hạt dưa chữa bệnh 

Chữa đau lưng

Lấy hạt dưa hấu tươi bỏ vỏ ngâm với rượu trắng trong vòng 10 ngày sau đó đem phơi khô rồi tán bột. Người bị đau lưng nên uống từ 24-36g/ ngày, chia làm 2-3 lần uống, mỗi lần 12g.

Chữa ho, tiêu đờm

Lấy 20g hạt dưa hấu sắc lấy nước uống hàng ngày sẽ hết ho, tiêu đờm rất nhanh.

Chữa kiết lỵ

Hạt dưa hấu bỏ vỏ đem phơi khô tán bột để uống. Ngày uống 2 lần khoảng 12-16g.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các axit béo không bão hòa đặc biệt là axit linoleic có tác dụng làm giảm lượng chất béo và cholesterol trong máu, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch.

Hạt đu đủ chữa gai đôi cột sống 

Nguyên liệu: Hạt đu đủ , quả đu đủ hơi chín ( tốt nhất là loại vừa chín tới , còn hơi hường ) , bổ ra chỉ lấy hột , lượng dùng nhiều hay ít tùy vùng bệnh . cho vào một cái rổ hoặc rá , dùng tay xát nhẹ cho bong lớp màng trắng , chỉ lấy hột .

Thực hiện:

Giã nát, để vào miếng vải .

Nếu biết đích xác vị trí có gai, thì đắp lên đó .

Nếu không biết chính xác vùng có gai, cứ đắp vào vùng thường gây đau nhất cũng được .

Đắp như vậy khoảng 30 phút thì bỏ ra, đừng để quá lâu vùng đắp thuốc có thể bị dộp ( phỏng nhẹ ) .

Mỗi ngày đắp một lần, làm liên tục trong 20 – 30 ngày .
Read More

Vảy cá - thuốc chống nhiều bệnh nan y

Vảy cá - thuốc chống nhiều bệnh nan y
Vảy cá có thể giúp trị một vài bệnh nan y, theo y thực (ăn thay thuốc đến mức hoàn hảo). Ông Nguyễn Phúc Ưng Viên, thân vương triều Nguyễn ở Gò Vấp, TP.HCM, thầy thuốc nam giỏi chia sẻ: "Những bệnh thời khí ở trẻ em như ho, cảm, sốt... được trị khỏi nhờ đốt vảy cá rô đồng bào chế với ít trầm hương và các bộ phận của cây tre. Cũng bài thuốc này, thêm vào ít băng phiến sẽ trị dứt chứng thối lỗ tai".
   


Đồng thời thịt cá chép (ăn cả vảy) trong tự nhiên rất tốt cho mắt, trị được chứng phù thũng. Món cháo Lạp bát gồm cá chép vàng và cá chép đen nấu với ít rễ tre non, cùng một số loại rau rừng vừa giúp giải độc vừa bồi bổ rất tốt. Với trẻ em, từ nhỏ đến lớn thường được ăn món cá chép nấu với ốc bươu sẽ không bị bệnh thiên đầu thống...

Khi làm cá không nên cạo sạch vảy.

Phong trào ăn vảy cá để trị bệnh đang phát triển rầm rộ ở một số nước trên thế giới. Cả Đông y và Tây y đều khẳng định cái phần mà khi chế biến cá người ta vẫn thường bỏ đi này có thể chữa được nhiều loại bệnh về xương, tim mạch...

Vảy chiếm 3% thể trọng của cá. Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng tìm thấy vảy cá chứa chất lecithin, các axit béo không bão hòa, nhiều loại khoáng chất, đặc biệt là canxi, hàm lượng phốt pho cao… được coi là những chất có thể chăm sóc sức khỏe đặc biệt.
Những chất này giúp tăng cường trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa các tế bào não, ngăn ngừa cao huyết áp và bệnh tim.

Ngoài ra, ăn vảy cá còn có thể ngăn ngừa bệnh còi xương ở trẻ , loãng xương và gãy xương ở người cao tuổi., có tác dụng tăng cường khả năng nhớ của bộ não và đẩy lùi sự suy lão của tế bào não. Nó cũng chứa nhiều axit béo không no, có thể làm giảm cholesterol trầm tích ở thành huyết quản gây hẹp đường ống mạch máu, giữ cho tuần hoàn huyết dịch thông thoát nên có tác dụng rất tốt trong việc đề phòng những bệnh về huyết quản như bệnh mạch vành của tim, tắc mạch máu não, cao huyết áp, chảy máu não... 
Các bộ sách lớn có giá trị về y dược của Trung Quốc từ thời cổ xưa cũng đã nêu tác dụng chữa bệnh của vẩy cá. Theo những sách này, vảy cá chép, cá giếc sau khi ninh thành keo đông đặc có thể dùng điều trị rất hiệu quả các chứng đổ máu mũi, máu chân răng, bệnh tử điển (xuất huyết ở da và niêm mạc, da có vết màu tím, thường thấy nhiều ở trẻ em và phụ nữ). Các nhà miễn dịch học của Mỹ còn chiết xuất từ vảy cá chất Lekin. Sau khi cấy chất này vào cơ thể những con chuột bị ung thư, họ nhận thấy các tế bào ung thư bị tiêu biến.

Chế tạo keo Protamine

Ở một số nước như Mỹ và Trung Quốc, người ta thường dùng vảy cá để chế tạo keo Protamine và sử dụng nó để nấu canh hoặc chế biến thức ăn nguội. Phương pháp chế tạo rất đơn giản:

- Rửa sạch con cá, cạo vảy, lại dùng nước tẩy trắng vảy cá rồi để cho khô ráo.

- Lấy 500 g vảy cá và 800 g nước cho vào nồi áp suất cùng với một ít giấm để khử mùi tanh, đun to lửa trong 10 phút, sau đó chuyển sang đun nhỏ lửa trong 20 phút.

- Vớt ra những mảnh vảy cá đã co cuộn lại, đổ phần nước vào dụng cụ chứa, để lạnh. Nước sẽ đông đặc thành dạng keo Protamine.

Thêm vào Protamine mấy lát gừng, chút rượu, muối, hành…và nước rồi nấu lên là được món canh. Với món ăn nguội thì dùng đường trắng (hoặc đường phèn), hoa quế (hoặc tương vừng, dầu vừng) cho vào trong keo protamine, khuấy đều rồi ăn.

Read More

Đường phèn có tác dụng bất ngờ với sức khỏe

Đường phèn có tác dụng bất ngờ với sức khỏe
Đường phèn có công dụng vô cùng bất ngờ đối với sức khỏe, nó có thể giúp trị ho, tốt cho tim mạch, hạ huyết áp, hỗ trợ chữa lao phổi… Bạn hãy biết để áp dụng nhé.
Đường phèn (tên khoa học Saccharose) còn gọi là băng đường. Cũng giống như đường cát, đường phèn được làm từ nước mía, nước củ cải đường và một số nguyên liệu khác như thốt nốt, lúa miến ngọt…. Đường phèn có chứa saccharose và một số nguyên tố vi lượng giúp phân giải thành glucose và fructose.

Đường phèn có hương vị đậm đà, dịu ngọt, được nhiều người ưa thích.Đường phèn được bào chế bằng cách lấy lấy đường trắng, hòa loãng với nước ở một lượng nhất định sau đó cho vôi, trứng gà vào lọc để làm dịu vị ngọt, lọc tạo chất và thêm hương vị. Đem đun hỗn hợp này lên, giữ lửa đều, nước gần cạn thì đổ thêm nước vào đun tiếp. Khi nào đường chín tới thì đổ vào thùng, bên trong có vỉ tre. Sau 10-12 ngày sẽ có đường phèn kết tinh thành từng khối như ta vẫn mua ngoài thị trường.
Theo Đông y, đường phèn vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ và phế. Công năng chủ trị: bổ trung ích khí, hoà vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm. Dùng làm gia vị, khai vị trợ tiêu hoá.

Đường phèn giúp món ăn có vị thanh thơm ngon hơn; giúp cho các món chè ngọt mát hơn. Một số món ăn dùng đường phèn làm gia vị tạo nên một hương vị đặc biệt.

Trong dân gian, đường phèn thường được biết nhiều đến việc dùng làm bài thuốc trị ho. Có một số cách dùng đường phèn phối hợp với các thực phẩm khác để chữa bệnh rất hiệu quả.

Kích thích tiêu hóa

Quả bầu gọt bỏ vỏ, rửa sạch, dùng khoảng 50 gr cùng một ít đường phèn cho vào nồi với 3 chén nước (750 ml) nấu còn lại 1 chén, gạn bỏ bã, lấy nước dùng, có công dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.

Trị ho do thời tiết

20 gr vỏ quít, 100 gr đường phèn đem nấu với 1,5 lít nước, nấu cho vỏ quít thật chín. Dùng cả nước và cái để trị chứng ho khan do thời tiết gây ra.
Bạn có thể lấy một ít đường phèn cùng một ít gừng tươi (gọt bỏ vỏ, cắt nhuyễn) cho vào chén, đem hãm với nước sôi để uống trị cảm ho do thời tiết.

Hay 10 trái táo, 5 lát gừng tươi đem nấu chung với một ít đường phèn cho trường hợp cảm ho, viêm đường hô hấp do thời tiết.

Bổ khí huyết, tốt cho tim

30 gr đường phèn, 50 gr hạt sen, 10 gr nhân sâm, 100 gr gạo nếp loại ngon. Chế biến: hạt sen bỏ tim, rồi cùng các nguyên liệu trên cho vào nồi đem nấu cháo. Khi cháo gần chín thì cho đường phèn vào, khuấy đều. Món ăn này rất tốt cho tim, có công dụng bổ khí huyết.

Hạ huyết áp

Lấy một ít đường phèn cùng 50 gr hoa cúc khô (rửa sạch). Cho hoa cúc vào nồi cùng lượng nước vừa dùng nấu đến sôi, nấu thêm 10 phút, để nguội, sau đó gạn lấy nước, rồi cho nước đường phèn vào khuấy đều. Dùng nước này có công dụng hạ huyết áp.

Hoặc 1 kg rau cần tươi, một lượng đường phèn vừa đủ. Chế biến: rửa sạch rau cần, giã nhỏ, vắt lấy nước. Đường phèn cho vào nước nấu cho tan ra rồi hòa đều với nước rau cần để dùng. Cách dùng này cũng có công dụng hạ huyết áp, thanh nhiệt.

Hỗ trợ điều trị viêm, xơ gan

Những người bị viêm gan, xơ gan có thể dùng 20 gr đường phèn, 30 gr hồng táo, 20 gr đậu phộng đem nấu nước uống trong ngày. Dùng một tháng nếu giảm bệnh thì nghỉ một tháng rồi sau đó dùng tiếp một tháng nữa.

Chữa lao phổi

Ngày xưa, dân gian dùng hoa kim phượng (có người còn gọi là bông điệp) thường được trồng ở sân nhà, đem chưng cách thủy với đường phèn, rồi để ngoài trời lấy qua sương đêm, độ 3 - 4 giờ sáng uống sẽ có công dụng trị ho lâu ngày, trị viêm họng, dùng cho người lao phổi.

Trị sốt nóng

Bí đao 100-200g, gọt vỏ, bỏ ruột, thái lát, đường phèn liều lượng thích hợp, thêm chút nước khuấy đều, nấu thành dạng chè..

Theo khoevadep
Read More

Vì sao ăn khoai lang buổi sáng tốt hơn 10 năm uống thuốc bổ?

Vì sao ăn khoai lang buổi sáng tốt hơn 10 năm uống thuốc bổ?
Khoai lang là vị thuốc phòng chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “Sâm Nam”. Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng đường huyết hay tăng cân. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng.

Chống ung thư

Beta carotene là tiền chất của vitamin A trong cơ thể người. Vitamin A duy trì đôi mắt sáng và làn da khỏe mạnh. Đồng thời, beta caroten được chứng minh là có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây ung thư. Đây cũng là một dưỡng chất dồi dào trong khoai lang.

Những phụ nữ có nồng độ carotene cao nhất có nguy cơ tái phát ung thư vú thấp nhất. Đây là kết luận được các nhà khoa học từ WHEL (Women’s Healthy Eating and Living) đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên những phụ nữ hoàn tất giai đoạn đầu điều trị căn bệnh này.
Khoai lang có chứa nhiều chất chống lão hóa. 

Chống lão hóa

Khoai lang có chứa nhiều chất chống lão hóa, tăng độ đàn hồi cho da rất hiệu quả. Ăn khoai lang 1 – 2 lần/tuần sẽ giúp da được cung cấp nhiều sinh tố có lợi, chất khoáng, chất xơ, vv… không những làm căng da mà còn làm mịn phẳng các nếp nhăn trên mặt. Bạn cũng có thể làm khoai lang hấp nghiền nhuyễn rồi trộn với sữa chua để tạo thành món ăn chống lão hóa rất tốt cho da.

Ngừa mụn nhọt

Trong Đông y, khoai lang là nguyên liệu được dùng để trị mụn nhọt rất hữu hiệu.
– Cách trị mụt nhọt: Khoai lang củ 40g, lá bồ công anh 40g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt. Bạn chỉ cần làm vài ngày theo cách này sẽ thấy mụn nhọt giảm đáng kể.

– Hút mủ nhọt đã vỡ: Lá khoai lang non 50g, đậu xanh 12g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp lên vết mụn nhọt đã vỡ có tác dụng làm mát vùng da đó đồng thời làm mờ vết sẹo mụn giúp da sáng đẹp hơn.

Tăng cường thị lực

Một nghiên cứu do ĐH Harvard (Mỹ) thực hiện trên 124.000 người cho thấy, những người tiêu thụ thức ăn giàu carotene trong chế độ ăn uống thường xuyên của mình giảm tới hơn 32% nguy cơ ung thư phổi.

Chữa vàng da

Nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô sẽ chữa vàng da hiệu quả.
Read More

Quả chuối tưởng vứt đi lại có tác dụng không ngờ

Quả chuối tưởng vứt đi lại có tác dụng không ngờ
Nhiều người có thói quen vứt bỏ chuối khi xuất hiện các vết thâm đen, họ cho rằng đó là dấu hiệu chuối hư, nhưng đó lại là một sự hiểu lầm và lãng phí đáng tiếc. Đọc bài viết này, bạn sẽ ước gì mình chưa từng vứt chúng vào thùng rác!

Chúng ta đều biết rằng, chuối là một loại trái cây đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong chuối có 6 vitamin, 8 loại axit amin và 11 loại khoáng chất, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng thiết yếu và đẩy lùi nhiều bệnh tật cho cơ thể người trưởng thành. Lợi ích là thế nhưng khi mua chuối về, màu sắc vàng ươm “ngon mắt” không giữ được lâu. Thường chỉ sau 3 ngày, vỏ chuối xuất hiện các đốm đen rồi lan thành các mảng lớn. Nhiều người rất e ngại các vết đốm này, họ cho rằng đó là dấu hiệu của chuối hư, nếu tránh được thì nên tránh, khỏi rước bệnh vào người.






Sau vài ngày, vỏ chuối xuất hiện vết thâm đen khiến nhiều người e ngại (Ảnh minh họa)Tuy nhiên một nghiên cứu khoa học mới công bố gần đây tại Nhật Bản, khẳng định rằng: Quan niệm chuối có đốm đen là chuối hư hoàn toàn sai lầm. Trái lại, những trái chuối này còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe to lớn mà bạn không thể ngờ tới.

1. Ngừa ung thư

Các nhà khoa học phát hiện chuối đốm chứa một hợp chất gọi là TNF, có khả năng phá hủy khối u gây ung thư cực kỳ mạnh mẽ. Sử dụng chuối đốm đen đều đặn, nghĩa là bạn đang tích lũy ngày càng nhiều TNF. Vậy thì còn lo gì căn bệnh ung thư đang rình rập mỗi ngày nữa chứ?

2. Trị chứng ợ chua

Nguyên nhân của chứng ợ chua đến từ việc bạn không tiêu hóa được thức ăn, cơ thể buộc phải đẩy bớt lượng khí dư thừa ra khỏi dạ dày, lượng khí này kèm theo các dịch acid khiến nó có mùi chua. Tuy hiện tượng này không gây nguy hiểm nhưng nó khiến người ta ngại ngùng và khó chịu trước đám đông.

Thật may, trong chuối đốm đen có chứa các chất kháng acid tự nhiên tuyệt vời, kích thích tiêu hóa, có thể giúp bạn đối phó với chứng khó tiêu. Hãy ghi vào sổ tay của bạn ngay, khi nào cảm thấy khó tiêu sau bữa ăn, ăn ngay một quả chuối đốm đen. Chứng ợ chua sẽ không bao giờ ghé thăm bạn một lần nào nữa.

3. Ổn định huyết áp


Chuối đốm đen có nhiều Kali, giúp ổn định huyết áp. (Ảnh minh họa)Chìa khóa để duy trì huyết áp của bạn ổn định phụ thuộc vào nồng độ kali trong máu. Và bạn có thể cung cấp kali cho cơ thể bạn bằng chuối đốm. Đó là nguồn cung cấp kali và có hàm lượng natri thấp, cho phép bạn giành quyền chủ động trong điều hòa huyết áp!

4. Giảm trằn trọc và giúp ngủ ngon

Chuối đốm chứa tryptophan, một axit amin liên kết với hệ thần kinh giúp bạn ổn định các trạng thái tâm lý. Do đó, ăn chuối đốm giúp bạn có được cảm giác bình yên, nhẹ nhõm, dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon.

5. Chữa táo bón

Chứng táo bón đến khi cơ thể bạn thiếu nước và chất xơ. Trong khi đó, chuối đốm là một trong những loại trái cây giàu chất xơ nhất. Nguồn chất xơ này giúp cơ thể bạn nhuận tràng, hỗ trợ giải quyết các vấn đề tiêu hóa và đường ruột. Khi bị táo bón, nhớ dùng chuối đốm để “bái bai” căn bệnh khó chịu này nhé!

6. Chống chuột rút và hồi sức sau vận động

Chuối đốm có hàm lượng calo cao, đảm bảo cung cấp một nguồn năng lượng tuyệt vời cho cơ thể. Đó là lý do mà giới khoa học đưa ra lời khuyên nên ăn ít nhất một quả chuối sau khi vận động mạnh. Mặt khác, thành phần kali dồi dào trong chuối giúp bạn không bao giờ lo ngại bị chuột rút.

7. Hỗ trợ chữa trứng loét dạ dày

Một khi dạ dày của bạn bị loét, bạn buộc phải tuân theo một chế độ ăn uống nghiêm ngặt, tránh xa rất nhiều thực phẩm có thể khiến vết loét trầm trọng hơn. Tuy nhiên, chuối đốm không nằm trong “danh sách đen” đó. Bởi nó có một kết cấu rất mềm, dễ tiêu, có thể đi qua đường tiêu hóa của bạn nhanh chóng và cung cấp dinh dưỡng cần thiết mà không gây ra bất kỳ vấn đề nguy hiểm nào.

8. Ngăn ngừa thiếu máu

Trong chuối có nhiều sắt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máuSắt là một trong những thành phần chính của hồng cầu, chịu trách nhiệm vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy trong cơ thể của bạn. Còn chuối đốm được biết đến như một nguồn sắt dồi dào, ăn chuối sẽ giúp bổ sung chất sắt cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

9. Giảm đau trong kỳ kinh nguyệt

Ngoài các chất dinh dưỡng đã kể ở trên, chuối cũng là một nguồn giàu vitamin B6, giúp giảm nguy cơ đầy hơi và giữ nước trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Điều này có tác dụng giảm đau hữu hiệu, tránh cho cơ thể bạn mất nhiều nước khi đến kỳ.

Lưu ý: nghiên cứu cũng chỉ rõ, mặc dù các lợi ích kể trên của chuối vẫn hữu hiệu khi chuối xuất hiện các đốm đen nhưng khi chuối đã hoàn toàn chuyển sang màu đen thì bạn không nên sử dụng nữa để bảo vệ sức khỏe của mình. Hãy lưu ý và nhớ ăn chuối mỗi ngày vì một cơ thể khỏe mạnh bạn nhé!

Theo phununews
Read More

Cách dùng đậu xanh, đậu đen để giải nhiệt

Cách dùng đậu xanh, đậu đen để giải nhiệt
Vào ngày nắng nóng, dùng các loại đậu như: Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ… nấu nước ăn giải nhiệt rất tốt. Theo Đông y, các loại đậu này có tác dụng giải nhiệt, giải độc và hỗ trợ chữa bệnh nếu biết kết hợp. Tuy nhiên, để có được hiệu quả phải sử dụng đúng cách.
Người thể chất hàn lạnh không nên lạm dụng uống nước đậu đen, xanh

Thanh nhiệt, giải độc, đẹp da

BS Nguyễn Quốc Oai, Trưởng khoa Đông Y (Bệnh viện Phố Nối, Hưng Yên) cho biết, trời nắng nóng dùng đậu xanh, đậu đen giải nhiệt đều rất tốt.

Từ lâu, đậu xanh, đậu đen đã được dùng như là một vị thuốc trong Đông y.

Sách “Nam dược thần hiệu” của danh Y Tuệ Tĩnh viết: “Đậu xanh không độc, thanh nhiệt, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, trị được nhiều bệnh”…

Hạt đậu xanh có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, ích khí, tiêu thử, lợi thủy, giải độc.

Vỏ hạt đậu xanh tính hàn, có tác dụng giải độc, tiêu thũng, giải thử, trừ phiền, trừ màng mộng ở mắt.

Các thầy thuốc Đông y thường sử dụng đậu xanh liền cả vỏ để chữa các chứng bệnh do nhiệt độc gây nên như cảm nắng, say nắng, sốt, mụn nhọt lở loét…

Đậu đen có vị hơi ngọt, đi vào hai kinh can thận. Nó có tác dụng bổ thận thủy, bổ can, thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, bổ huyết giải phong nhiệt.

Đặc biệt, nước đậu đen có tác dụng điều trị đối với thận yếu, mặt sưng phù, phong thấp tê liệt, thấp khớp hoặc các bệnh lở loét.

Tuệ Tĩnh đã giới thiệu nhiều phương thuốc chữa bệnh bằng đậu đen, trong đó có chữa chứng tiêu khát do thận hư, bằng cách dùng đậu đen và thiên hoa phấn hai vị lượng bằng nhau đem tán nhỏ, làm thành viên để uống với nước sắc đậu đen.

Dùng đậu xanh, đậu đen còn có tác dụng tốt cho da, da sẽ hồng hào, sáng mịn.

Để tận dụng được giá trị của các loại đậu đỗ, theo các bác sỹ Đông y sẽ tùy thuộc vào mục đích dùng như giải độc, chữa bệnh ở tạng phủ nào thì sử dụng loại đậu phù hợp.

Chẳng hạn, đỗ xanh giải độc ở gan, giải độc thận dùng đỗ đen, giải độc ở tâm tỳ dùng đỗ đỏ, giải độc ở phế dùng đậu ván trắng.


Theo đó, dùng đậu xanh với người gan nóng, người đi tiểu nóng hay đi đái dắt, đái buốt dùng đỗ đen; Người nổi rôm nhiều có thể dùng kết hợp đỗ đen và đỗ trắng...

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại đậu có giá trị dinh dưỡng cao

Bên cạnh thành phần chính là protit, tinh bột, chất béo và chất xơ chúng còn giàu vi chất dinh dưỡng cần thiết như: Vitamin nhóm B, vitamin C, kẽm, canxi, sắt có lợi cho sức khỏe.

Trong 100g đậu cung cấp khoảng 350Kcal năng lượng. Lượng protein trong đậu khoảng từ 20 - 25, cao gấp 3 lần so với gạo.

Đặc biệt, hàm lượng protein trong đậu tương lên tới 34 - 40g… Vào mùa hè, ăn bát chè đậu có kèm chút muối có tác dụng giải nhiệt rất tốt đồng thời cân bằng điện giải do mồ hôi ra nhiều mất nước

Không nên bỏ vỏ

Theo BS Nguyễn Quốc Oai, nhiều người có thói quen đun đậu đen, đậu xanh dùng thay nước uống hàng ngày để giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng.

Tuy chưa có tài liệu nào ghi nhận ăn nhiều đậu đen hay đậu xanh sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cái gì quá cũng bất cập.

Mọi người không nên lạm dụng ăn liên tục hay dùng uống thay nước lọc hàng ngày mà phải sử dụng luân phiên.

Bởi như thế sẽ mất cân bằng dinh dưỡng, nhất là việc khi ăn không bổ sung thêm các thực phẩm khác.

Những người có tình trạng lạnh bụng, thể chất hàn lạnh có biểu hiện là chân tay lạnh thiếu lực, lưng, đi ngoài phân lỏng cần thận trọng khi dùng thực phẩm có tính mát, hàn.

Ăn vào có thể khiến bệnh tình nặng thêm, ảnh hưởng hệ thống tiêu hóa…

Nước đậu đen rất thích hợp trong việc giải nhiệt nhưng không nên ăn chè đậu đen quá ngọt và ăn liên tục trong một vài ngày để tránh bị lạnh bụng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Một điều lưu ý khi dùng đậu là mọi người cần bỏ thói quen đãi bỏ vỏ. Vỏ các loại đậu mới có tác dụng chính trong việc giải độc.

Nếu đậu đã đãi vỏ thì chỉ còn là món ăn dinh dưỡng, còn tác dụng giải độc và giải nhiệt gần như không có.

Để giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, mỗi ngày mọi người có thể dùng từ 20 đến 40g để nấu chè đậu đen hoặc nấu thành nước uống.

Hoặc dùng đậu xanh, đậu trắng nấu canh với sấu sẽ thành món ăn rất bổ mát hợp với người can hỏa và tính chất giải độc cao.

Bên cạnh đó có thể hãm nước đậu đen uống như hãm chè bằng cách dùng đậu đen được rửa sạch, rang chín, bọc kín và sử dụng dần.

Mỗi lần dùng cho một dúm nhỏ đậu đen vào cốc nước nóng, ngâm trong vòng 7 phút rồi uống có tác dụng mát gan, lợi tiểu, giải nhiệt.

Tránh ngâm lâu sẽ khiến hạt đậu nhừ, lên men. Nên chọn những hạt đậu đen mướt, tròn hạt, ruột xanh sẽ có tác dụng lợi tiểu, mát gan và thơm ngon hơn.

Tránh chọn những loại đậu có bụi trắng bám quanh bởi như thế đậu đã bị mọt.

Theo các chuyên gia khuyến cáo, với đậu xanh cũng cần ăn lượng vừa phải. Người lớn thường ăn 2-3 lần/tuần, mỗi lần một cốc là được.

Trẻ em lại cần dựa vào cơ địa cụ thể của từng bé để định. Trẻ em 2-3 tuổi khi bắt đầu ăn cháo có thể ăn một chút đậu xanh.

Sau 6 tuổi mới ăn theo lượng người lớn. Ăn quá nhiều đậu xanh sẽ gây ra bệnh dạ dày, đường ruột. Nữ giới ăn đậu xanh quá lượng sẽ bị các bệnh phụ khoa như trướng bụng, đau bụng kinh…

Trong những ngày hè nóng bức, để giải nhiệt cùng với việc uống các nước uống giải nhiệt, mọi người cũng nên thường xuyên ăn các loại rau xanh, củ quả, trái cây ít ngọt và kết hợp uống nhiều nước; tránh ăn các món có tính nhiệt, nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, nướng…

BS Nguyễn Quốc Oai
Read More

Lợi ích của đậu

Lợi ích của đậu
Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên mọi người nên tiêu thụ trung bình 3 chén đậu/tuần vì loại thực phẩm này rất tốt cho sức khỏe.


Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên mọi người nên tiêu thụ trung bình 3 chén đậu/tuần vì loại thực phẩm này rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người còn lo ngại lượng đạm dồi dào trong đậu có thể làm tăng cân.

Không những thế, nhiều người ngại ăn đậu vì sợ bị đầy bụng và ợ nóng. Chuyên gia dinh dưỡng Cynthia Sass, biên tập viên của trang Health.com đã đưa ra lời giải thích để mọi người tự tin ăn đậu nhiều hơn.

Các loại đậu luôn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng hơn bất kỳ loại thực phẩm nào. Đậu xanh, đậu đen, đậu hà lan... giàu các vi chất như chất xơ, chất đạm, canxi, kali, vitamin B6, ma giê, folate...

1. Cung cấp chất xơ

Thực tế, chất xơ giúp no lâu, cho nên chúng ta không phải ăn nhiều suốt cả ngày. Các chuyên gia khuyến cáo cơ thể cần 25 g chất xơ/ngày, nhưng thực tế cho thấy lượng chất xơ trung bình mỗi người nạp vào cơ thể chỉ khoảng 12,1-13,8 g.

Thế nhưng, ít người biết rằng chỉ một nửa chén đậu hà lan nấu chín sẽ cung cấp cho cơ thể 10 g chất xơ. Tương tự, đậu xanh, đậu trắng và đậu đen cũng chứa lượng xơ dồi dào mà không bị mất đi trong quá trình chế biến.

Không chỉ giàu chất xơ, đậu còn giàu đạm, dưỡng chất giúp kiềm chế cảm giác thèm ăn. Thông thường, nửa chén đậu đen nấu chín chứa gần 8 gram đạm. Vì vậy, ăn đậu vừa đủ chất lại giúp bạn giảm cân. 

2. Tốt cho đường tiêu hóa

Các loại đậu chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan là những yếu tố giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, như bao gồm tiêu hóa chậm (giúp chúng ta no lâu) và ngăn ngừa táo bón.

Ăn nhiều đậu giúp điều tiết hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

Trên thực tế, ăn đậu không mang lại cảm giác đầy hơi như nhiều người lầm tưởng. Bà Cynthia Sass khuyên uống nhiều nước để giúp chất xơ dễ dàng đi qua đường tiêu hóa và loại bỏ tình trạng đầy hơi.

3. Điều hòa đường huyết

Ngoài chất xơ, đậu còn sở hữu lượng glycemic đáng kể, giúp ổn định đường trong máu. "Do giàu chất xơ và đạm, nên tinh bột trong đậu được hấp thụ ở tốc độ chậm và lâu hơn. Điều đó giúp ổn định lượng đường trong máu, một lý do đậu được cho là giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường" - Sass giải thích.

4. Giảm cholesterol

Các chất xơ hòa tan trong đường ruột sẽ liên kết và ngăn ngừa máu hấp thụ cholesterol.
Nghiên cứu cho thấy, khẩu phần ăn có chứa đậu xanh, đậu trắng, đậu hà lan, đậu lăng hàng ngày giúp cơ thể loại bỏ 5% cholesterol và giảm 5 đến 6% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Một phần đậu tương ứng 3/4 chén ăn cơm.

5. Tim khoẻ mạnh

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, đậu còn là nguồn cung cấp kali và magiê – hai khoáng chất quan trọng với sức khỏe tim. Kali giúp loại bỏ lượng muối và nước dư thừa ra khỏi cơ thể, giúp giảm huyết áp, trong khi magiê hỗ trợ các chức năng thần kinh và điều hòa huyết áp.

6. Giàu khoáng chất sắt và vitamin B

Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thiếu máu. Và "bài thuốc" tốt nhất chính là bổ sung đậu vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Nhiều loại đậu chứa các vitamin B1, B2, B6 niacin và axit folic giúp củng cố quá trình chuyển hoá năng lượng, tăng cholesterol tốt, chống viêm và nhiều công dụng khác.
Nghiên cứu chỉ ra rằng tăng cường vitamin B6 và axit folic làm giảm tỷ lệ tử vong do suy tim, đột quỵ và các bệnh về tim mạch. Do đó việc thêm đậu vào khẩu phần ăn là lựa chọn tuyệt vời giữ cơ thể luôn khỏe mạnh.

7. Giảm nguy cơ ung thư

Hạt đậu chứa nhiều chất chống ôxy hóa, yếu tố giúp cơ thể chống lại các gốc tự do có thể gây tổn hại tế bào và dẫn đến ung thư
Tạp chí Ung thư Quốc tế đăng tải nghiên cứu trên 90.000 phụ nữ cho thấy, những phụ nữ ăn đậu ít nhất 2 lần/tuần trong 8 năm có nguy cơ ung thư vú thấp hơn hẳn những phụ nữ chỉ ăn 4 lần/tháng hoặc ít hơn.
Bên cạnh đó, đậu có chứa thành phần chống ung thư tự nhiên saponin, giúp ức chế tế bào ung thư và ngăn khối u phát triển.
* Theo Fox News
Read More

Mía - vị thuốc phòng trị nhiều bệnh

Mía - vị thuốc phòng trị nhiều bệnh
Mía còn có tên là cam giá và nhiều tên khác. Mía được mệnh danh “Thanh thuốc phục mạch”. Mía vị ngọt tính hàn (có sách ghi lương và bình). Theo Đông y “Mía chủ bổ khí kiêm hạ khí, bổ dưỡng, đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết cường gân cốt, an thần trấn kinh tức phong, tả phế nhiệt, lợi yết hầu, hạ đờm hỏa, chi nôn, hòa vị, tiêu phiền nhiệt”.



Để điều hòa tỳ vị thì đem lùi nướng (để cả vỏ nướng xong mới bóc vỏ). Dùng uống trong chữa ho, hen, nôn mửa, tình trạng hoảng hốt, tâm thần bất định, trúng phong cấm khẩu, bí đái. Do tính hàn lương nên cấm chỉ định trường hợp tỳ vị hư hàn. Trường hợp  cần thiết thì phối hợp với gừng để giảm tính lạnh của mía.

Theo “Diệu sắc vương nhân duyên kinh”: Thích ca mâu ni từng thuyết pháp ở thành cổ Paraise ngút ngàn là mía. Mía được  ghi chép trong kinh Phật. Phật giáo dùng mía chữa nhiều bệnh thuộc nhiệt dưới dạng thuốc uống và thuốc.

Có những giai thoại sau: Dưới triều Càn Long có y sư Hà Văn Dĩnh đã hướng dẫn một bệnh nhân họ Chu chỉ dùng nước cốt mía uống mấy ngày chữa khỏi mất tiếng là bệnh mà trước đó nhiều danh y trong vùng đã từ chối… Đời Đường có nhà thơ Vương Duy đã viết 1 bài thơ đại ý: “Ăn no chớ lo nội nhiệt vì đã có nước mía hàn…” (Mía có tác dụng thanh nhiệt, tiêu cơm, giải độc). Thời Tam Quốc có Ngụy Văn Đế Tào Phi mỗi khi bàn bạc việc đại sự quốc gia thường ăn mía. Ở Trung Quốc có nơi giữ tập quán biếu nhau mía ngày Tết để tượng trưng sự tăng tiến năm mới hơn năm cũ. Còn ở Việt Nam có nơi ngày Tết dựng cạnh bàn thờ những cây mía cao, bậm, đỏ, bóng nguyên cả cây còn lá xanh như trang trí đào, quất nhưng nhiều ý nghĩa tâm linh hơn.
Mía ép cho mật, mật cho đường đỏ tẩy cho đường trắng để làm kẹo, bánh, chế thuốc si rô, thuốc hoàn, cho chất kết dính trong xây dựng. Gần đây Cuba cho biết sẽ xây nhà máy điện sử dụng bã mía. Công dụng chữa nhiều bệnh có hiệu quả thì ta chưa quan tâm đúng mức. Sau đây giới thiệu một số công dụng chữa bệnh của mía để chúng ta tận dụng hết tiềm năng của mía với giá trị bằng cả một thang thuốc phục mạch mà không chỉ đơn giản là cốc nước mía để giải nóng mùa hè thông thường.

1. Mùa nóng trẻ đi tiểu nhiều, đái nhiều lần ít một (đái dắt) là có thấp nhiệt. Cho uống nước mía. Mùa hè nên uống nước mía giải nhiệt.

2. Thanh nhiệt, nhuận hầu họng (khô khát). Mùa hè uống nước mía tươi (không đá). Mùa đông nấu nước mía uống nóng hoặc cho lát gừng.

3. Dưỡng âm nhuận táo, sinh tân chỉ khát ho khan ít đờm, người bứt dứt, họng khô, táo bón. Cháo mía: Nước mía 200 ml, gạo 60g (Nấu cháo xong cho nước mía vào nấu lại cho sôi, ăn nóng).

4. Dưỡng âm, nhuận phế: Dùng cho người hay ho, nóng rát cổ, giọng nói yếu. Bách hợp 50g, ngâm nước nấu nhừ sau cho nước mía 100g và nước củ cải 100g. Uống trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng.

5. Chữa chứng phát nóng, miệng khô, cổ ráo, tiểu tiện đỏ sẻn: Nhai mía nuốt nước, hoặc hòa nước cơm mà uống.


6. Tư âm, dưỡng vị, chống khát, chống nôn mửa: Nước mía 150ml, nước gừng 5-10 giọt. Uống từng ngụm một, không uống 1 lúc tất cả.

7. Táo bón nhiệt kết đại tràng, thở có mùi hôi, đầy bụng, nước tiểu vàng, nóng, lưỡi vàng mỏng. Vỏ cây đại (cạo vỏ ngoài) 40g, phèn chua sống tán mịn 8g, nước mía 300ml cô đặc. Vỏ cây đại sao tán mịn, trộn 3 thứ luyện thành viên 0,5g. Mỗi lần uống 8 viên (4g) sáng sớm và trước khi đi ngủ. Khi thấy đi ngoài được thì thôi.

8. Chữa bàng quang thấp nhiệt, đái rắt, buốt, đục, viêm đường tiết niệu: Mía 1 khúc (300g), mã đề 200g (cả cây), râu ngô 150g. Mía lùi sơ, rửa sạch, cắt khúc chẻ nhỏ. Cho các thứ vào sắc uống.

9. Bệnh đường tiết niệu, thanh nhiệt lợi thấp: nước ép mía 500g, hòa nước ép ngó sen tươi 500g. Chia nhỏ uống trong ngày.

10. Nứt kẽ môi miệng: lấy nước mía bôi ngoài, uống trong. Hoặc vỏ mía đốt tồn tính trộn ít mật ong bôi vào.

11. Chữa suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, hay mệt: Nước mía ép 1/2 lít. Trứng gà tươi 2 quả. Nước mía nấu sôi, đập trứng vào, nhắc xuống đậy kín nắp. Ăn nóng. Nếu tay chân lạnh thêm lát gừng sống giã nát cho vào nước mía khi sôi.

12. Người gầy (hốc hác) da khô, tóc cháy: Rau má xay 200g, nước dừa xiêm 1 quả, nước mía 1 chén. Có thể thêm mật ong, sữa ong chúa để uống mỗi lần (không pha sẵn). Uống trước khi ngủ.

13. Chữa người gầy: Lấy 1 lít nước mía nấu kỹ với chuối khô (mứt chuối) 200g. Hai thứ nấu sôi, để lửa nhỏ, đập vào 2 quả trứng gà tươi (mới đẻ), ăn nóng. Tuần dùng 3 lần sẽ thấy hiệu quả bắt đầu.

14. Mí mắt sưng đỏ, viêm màng kết hợp, nhiều thử: nước mía sạch bôi lên mí mắt trên dưới, hoặc tẩm gạc đắp lên mắt để tiêu viêm thanh hỏa. Trước uống nước mía pha 4g xuyên hoàng liên.

15. Trẻ em mồ hôi trộm: Ăn mía, uống nước mía.

16. Chữa phiên vị, ăn vào mửa ra: Nước mía 200g, nước cốt gừng 15ml. Trộn đều uống từng thìa nhỏ trong vài ngày. Bài này còn dùng chữa đau dạ dày mạn tính và giải độc cá nóc.

17. Ho, hen do nhiệt, sổ mũi, miệng khô:  Mía ép giã lấy nước nấu cháo ăn.

18. Chữa ho gà: Mía 3 lóng, rau má 1 nắm, gừng 2  lát. Cho vào 2 bát nước, sắc uống ít một.

19. Chữa bệnh bụi phổi: Nước mía 50ml, nước củ cải 50ml, cho mật ong, đường phèn, dầu vừng 1 ít chưng thành cao. Hàng ngày cho 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều với cao tùy ý rồi hấp cơm.

20. Sởi:
     a. Phòng hậu sởi: Sắn dây 40g, rau mùi 20g, mía 2 đốt. Dùng 2 bát nước sắc còn  1 bát uống dài ngày trong dịch sởi.
     b. Sau sởi: ép lấy nước mía vỏ đỏ uống.

21. Sốt rét có báng: Ăn mía dài ngày hàng tuần, tháng. Kết hợp các phương khác của Đông y, Tây y.

22. Giải say rượu: Uống nước mía hoặc nhai mía nuốt nước.

Lưu ý: Tránh trộn nước mía với bia hoặc cho đá gây thấp nhiệt. Nước mía sẵn có khắp nơi và nhất là vào mùa  hè nhưng điều trọng yếu là phải đảm bảo vệ sinh tránh ruồi, bụi, tay người và máy chế biến. Nếu dùng đá thì hạn chế và được làm từ nước sạch…
BS. Phó Thuần Hương
Read More

Thường xuyên ăn na sẽ mang lại lợi ích tuyệt vời

Thường xuyên ăn na sẽ mang lại lợi ích tuyệt vời
Nếu bạn thường xuyên ăn na điều gì sẽ xảy ra với cơ thể - hãy tìm hiểu ngay hôm nay!
 Quả na là một nguồn vitamin C tuyệt vời.

Quả na là một nguồn vitamin C tuyệt vời. Một quả na trung bình có thể cung cấp 1/5 lượng vitamin C mà cơ thể cần hàng ngày.
Chính nhờ giàu vitamin C mà loại quả này được coi là rất hữu ích trong việc tăng cường hệ miễn dịch của con người. Do đó, bạn nên thường xuyên ăn na để tốt cho sức khỏe.
Một quả na trung bình mà không có hạt và vỏ nặng khoảng 312g thì lượng carbohydrate chiếm khoảng 55g, 5g protein, 2g chất béo... Thành phần còn lại là nước và các chất dinh dưỡng khác.
Một quả na ngon và lành mạnh sẽ chứa nhiều chất xơ và chất xơ đã được chứng minh là rất có lợi cho việc tiêu hóa và bài tiết thức ăn trong cơ thể. Chính vì vậy mà quả na cũng có tác dụng làm giảm táo bón hiệu quả.

Giảm cân

Quả na còn là nguồn cung cấp kali, chất xơ, carbohydrates, một số vitamin và khoáng chất thiết yếu nên rất có lợi trong việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Một ưu điểm nữa quả na là không chứa chất béo bão hòa và cholesterol, hàm lượng natri thấp nên rất có lợi cho những người ăn kiêng hoặc đang có ý định giảm cân.
Một quả na trung bình mà không có hạt và vỏ nặng khoảng 312g thì lượng carbohydrate chiếm khoảng 55g, 5g protein, 2g chất béo... Thành phần còn lại là nước và các chất dinh dưỡng khác.

Phòng bệnh ung thư

Các chất chống oxy hóa trong quả na như một số poly-phenol, asimicin và bullatacinare... được coi là có thể giúp phòng chống các bệnh ung thư, sốt rét và bệnh giun rất hiệu quả.
Ngoài ra, quả na còn có một số giá trị sức khỏe khác như bảo vệ chống lại nhiễm trùng nướu răng, tăng sự thèm ăn, cải thiện sức khỏe của da, hỗ trợ vệ sinh răng miệng, cải thiện sức khỏe răng miệng, làm giảm mệt mỏi, cải thiện sức khỏe của phổi và làm giảm cảm giác tê ở chân.

Chữa tiêu chảy, kiết lỵ

Là vị thuốc được dùng phổ biến trong Đông y, chứa nhiều tanin, được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ.

Tốt cho đôi mắt

Na được xem là nguồn cung cấp vitamin C, A dồi dào có khả năng cải thiện thị lực. Bên cạnh đó, nó còn chứa riboflavin, vitamin B2 khi đi vào cơ thể có tác dụng chống lại sự hình thành các gốc tự do, khiến bạn có được đôi mắt sáng, tinh anh.
Quả na có vị rất ngon và nó có thể được dùng để làm sinh tố, kem hoặc thêm vào các món salad trái cây. Tuy nhiên, hạt na lại không tốt cho sức khỏe vì vậy, khi ăn phải bỏ hết hạt đi.
Theo Khỏe & Đẹp

Read More

6 chất gây ung thư ở ngay trong nhà mà bạn không ngờ tới được

6 chất gây ung thư ở ngay trong nhà mà bạn không ngờ tới được
Nhận biết các chất ung thư xung quanh ta để tránh chúng là cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư. Mới đây, một tạp chí sức khỏe của Mỹ đã tiến hành xếp hạng mức độ nguy hiểm theo cấp độ 1 – 5, từ nhẹ đến nặng với một số đồ có chứa chất gây ung thư xung quanh chúng ta. Bạn hãy chú ý đến chúng để có thể giảm nguy cơ ung thư nhé.

1. Styrene có trong hộp xốp

Mức nguy hiểm: 1

Theo báo cáo nghiên cứu của Chương trình độc chất học quốc gia của Mỹ, styrene là một chất gây ung thư, có thể phá hủy DNA trong cơ thể người. Styrene được dùng nhiều để sản xuất các loại hộp xốp, nhất là các loại hộp đựng thức ăn, bát, đũa, cốc dùng 1 lần…

Cách phòng ngừa: Hãy tránh xa hoặc hạn chế sử dụng các các sản phẩm này bằng cách tránh làm nóng thức ăn trong những vật liệu nhựa chứa chất polystyrene, đặc biệt là thực phẩm chiên nóng. Nếu đựng các loại thực phẩm này, ở nhiệt độ cao chất styrene trong hộp, cốc... có thể được giải phóng và gây độc.

 Ảnh minh họa.

2. Formaldehyde trong áo sơ mi không nhăn

Mức nguy hiểm: 2

Formaldehyde có thể làm cho áo sơ mi nhăn trông sắc nét và phẳng hơn, nhưng nó có thể đe dọa sức khỏe của bạn. Có bằng chứng cho thấy, formaldehyde có thể dẫn tới ung thư mũi và các khối u trong hệ thống hô hấp.

Cách phòng ngừa: Hãy chọn những chiếc sơ mi bình thường, nếu bạn mặc áo sơ mi không nhăn, trước khi mặc lần đầu hãy giặt sạch chúng. Cục bảo vệ môi trường Mỹ khuyến cáo rằng, giặt sạch trước khi mặc đối với những chiếc áo sơ mi không nhăn có thể giảm tới 60% hàm lượng formaldehyde.

3. Dioxane (dioxan) có trong chất tẩy rửa

Mức nguy hiểm: 3

Năm 2011, Tổng chức Môi trường Thế giới phát hiện, trong chất tẩy rửa có chứa chất gây ung thư là dioxane. Theo cơ quan này, trong khi chất tẩy rửa loại bỏ chất bẩn thì chúng cũng lưu lại các chất có độc dẫn tới ung thư là dioxane.


Biện pháp phòng ngừa: Lựa chọn các chất tẩy rửa thân thiện với môi trường, học cách đọc nhãn ghi thành phần của chất tẩy rửa. Nếu sản phẩm có các thành phần như polyethylene, polyethylene glycol, polyetylen oxit thì đều có khả năng chứa dioxane và bạn nên tránh chúng.

4. Acrylamide có trong khoai tây chiên, bánh rán

Mức nguy hiểm: 3

Khi những thực phẩm giàu carbonhydrate như khoai tây chiên, bánh rán được chiên rán dưới nhiệt độ cao, thường sẽ giải phóng ra acrylamide, nó sẽ gây đột biến DNA của con người, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư.

Biện pháp phòng ngừa: Khi chế biến khoai tây, bạn cần chú ý về nhiệt độ và thời gian chế biến. Nếu thực sự muốn ăn đồ chiên rán, đừng chiên chúng thành quá chín và chuyển sang màu nâu.

Trước khi chiên khoai tây, hãy ngâm chúng trong nước khoảng 2 giờ, cách này có thể giảm một nửa lượng acrylamide.

Ảnh minh họa.

5. Nitrosamine có trong thuốc lá, thịt xông khói

Mức nguy hiểm: 4

Hợp chất nitrosamine có thể gây ung thư. Ngay cả thuốc lá điện tử cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, muối nitrit trong xúc xích, thịt xông khói, lạp sườn có thể phản ứng với axit dạ dày, sinh ra chất nitrosamine.

Cách phòng ngừa: Cho dù bạn hút thuốc lá loại gì đều phải cai thuốc. Ngoài ra nên hạn chế ăn các món ướp muối, xông khói, thay đổi cách chế biến thịt, luộc hoặc nấu sẽ an toàn hơn chiên rán.

6. Asen có trong gạo lứt

Mức nguy hiểm: 5

Một cuộc khảo sát về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng được Hiệp hội nhà tiêu dùng Mỹ tiến hành phát hiện, hàm lượng asen trong gạo lứt đều cao hơn so với gạo trắng. Asen sẽ làm suy giảm chức năng hệ thống hồi phục của cơ thể, nên khi các tế bào bị tổn thương, DNA không thể phục hồi như ban đầu, dễ biến thành ung thư.
Cách phòng ngừa: Trước khi nấu, vo sạch gạo, khi vo, tỷ lệ nước và gạo tối thiểu là 6:1. Ngoài ra, chỉ nên ăn gạo lứt 2 lần/tuần.
Read More

Cẩu tích và công dụng của Cẩu tích

Cẩu tích và công dụng của Cẩu tích
Cẩu tích, Cây lông cu li - Cibotium barometz (L.) J. Sm., thuộc họ Cầu tích - Dicksoniaceae.

Mô tả: Cây có thân thường yếu, nhưng cũng có thể cao 2,5-3m. Lá lớn có cuống dài 1-2m, màu nâu nâu, ở phía gốc có vẩy hình dải rất dài màu vàng và bóng phủ dày đặc. Phiến dài tới 3m, rộng 60-80cm. Các lá lông chim ở phía dưới hình trái xoan- ngọn giáo dài 30-60cm. Lá lông chim bậc hai hình dải - ngọn giáo, nhọn lại chia thành nhiều đoạn thuôn, hẹp; mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu lục lơ; trục lá không lông; các gân của các lá chét bậc hai có lông len. Ổ túi bào tử 1 hay 2, có khi 3 hay 4 ở về mỗi bên của gân giữa bậc 3; các túi màu nâu nâu, có 2 môi không đều nhau; cái ở ngoài hình cầu, cái ở trong hẹp hơn, thuôn.  


Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Cibotii, thường gọi là Cẩu tích, Lông phủ ngoài thân rễ cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái: Cây phân bố rất rộng rãi ở ven rừng phục hồi sau nương rẫy và trên các tràng cây bụi hoặc nơi đất ẩm gần bờ khe suối, rừng núi ở khắp các tỉnh từ Lào Cai. Hà Giang, qua Quảng Nam-Đà Nẵng đến Lâm Đồng. Thu hoạch thân rễ quanh năm, tốt nhất vào mùa thu- đông, cắt bỏ rễ con và cuống lá, cạo hết lông vàng để riêng. Rễ củ đã cạo hết lông, rửa sạch, thái phiến hay cắt từng đoạn dài 4-10mm, phơi hay sấy khô. Cần bảo quản nơi khô ráo. Khi dùng tẩm dược liệu với rượu để một đêm rồi sao vàng.

Thành phần hóa học: Thân rễ cẩu tích chứa tinh bột (30%) và aspidinol, lông vàng ỏ thân rễ có tanin và sắc tố.

Tính vị, tác dụng: Cẩu tích có vị đắng ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp. Người ta đã nghiên cứu tác dụng chống viêm, ức chế chủ yếu giai đoạn viêm cấp tính, cả tác dụng gây động dục kiểu oestrogen. Lông cẩu tích có tác dụng cầm máu có tính cơ học bằng cách hút huyết thanh của máu và giúp cho sự tạo máu cục, làm cho máu chóng đông.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cẩu tích dung chữa phong hàn, thấp tê đau lưng, nhức mỏi chân tay, khó cử động, đau dây thần kinh toạ, chứng đi tiểu són không cầm, di tinh, bạch đới. Ngày dùng 10-20g dạng thuốc sắc.

Lông vàng quanh thân rễ dùng đắp ngoài chữa các vết thương chảy máu. Người ta thường để nguyên thân rễ với 4 gốc cuống lá tạo hình con vật 4 chân có lông vàng (Kim mao Cẩu tích) rồi phun rượu vào tạo ẩm cho lông mọc nhiều để lấy lông dùng cầm máu. Hoặc lấy đoạn thân rễ có lông đem treo lên, thỉnh thoảng lại phun rượu để lông mọc tiếp.

Đơn thuốc:

1. Chữa phong thấp, chân tay tê bại không muốn cử động: Cẩu tích 20g, Ngưu tất 8g, Mộc qua 12g, Tang chi 8g, Tùng tiết 4g, Tục đoan 8g, Đỗ trọng 8g, Tần giao 12g, Quế chi 4g, nước 600ml, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày.

2. Chữa thận hư, sống lưng đau mỏi, đái luôn, vãi đái, bạch đới, di tinh: Dùng Cẩu tích 15g, Thục địa 12g, Đỗ Trọng dây 10g, Dây tơ hồng (sao) 8g, Kim anh 8g, sắc uống.

3. Chữa phong thấp đau nhức khớp xương, tay chân yếu mỏi hoặc bại liệt co quắp: Dùng Cẩu tích 15g, Tục đoạn 12g, Cốt toái bổ 12g, Đương quy 10g, Xuyên khung 4g, Bạch chỉ 4g, sắc uống.

Ghi chú: Người thận hư mà có nhiệt, bí tiểu tiện hoặc nước tiểu vàng đỏ, không nên dùng.
Read More

4 thực phẩm bỏ đi có tác dụng ngăn ngừa ung thư không ngờ

4 thực phẩm bỏ đi có tác dụng ngăn ngừa ung thư không ngờ

Vỏ cà tím


Nhờ chứa một lượng chất xơ lớn, cà tím đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư đại tràng. Khi di chuyển qua đường tiêu hóa, nó có xu hướng hấp thụ độc tố và hóa chất có thể gây ra bệnh.
Nhiều người thích ăn cà tím bỏ vỏ. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên gọt vỏ cà tím khi chế biến vì một số nghiên cứu phát hiện lớp vỏ cà tím có thể chứa nhiều chất xơ hơn cả thân quả cà.
Không những thế, màu tím đậm ở vỏ cà là bằng chứng cho thấy nó chứa nhiều chất chống ôxy hóa mạnh để bảo vệ các tế bào não và kiểm soát hàm lượng chất béo lipid.

Vảy cá

Vảy chiếm 3% thể trọng của cá. Các nhà khoa học đã tìm thấy vảy cá chứa nhiều lecithin có tác dụng tăng cường khả năng nhớ của bộ não và làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào não.
Không những thế, vảy cá còn chứa nhiều axit béo không no, có thể làm giảm cholesterol trầm tích ở thành huyết quản gây hẹp đường ống mạch máu, giữ cho tuần hoàn huyết dịch thông thoát.
Vảy cá có tác dụng phòng ngừa những bệnh về huyết quản như bệnh mạch vành của tim, tắc mạch máu não, cao huyết áp, chảy máu não…
Cuối cùng, nó còn chứa nhiều canxi và hàm lượng phốt pho rất cao, giúp ngăn chặn bệnh còi xương ở trẻ em, loãng xương và gãy xương ở người già.

Bã đậu nành

Từ xưa, bã đậu nành được sử dụng rất nhiều trong các món ăn truyền thống của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Từ đầu thế kỷ 20, nguyên liệu “thừa” này được dùng nhiều trong các món chay của người phương Tây.
Còn người Việt Nam vẫn có thói quen vứt bã đậu trong quá trình làm sữa đậu nành. Bã đậu nành không chứa cholesterol nên rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp và mỡ trong máu cao.
Bã đậu nành có hàm lượng xơ cao, bao gồm chất xơ hoà tan và chất xơ không hoà tan. Chất xơ không hoà tan có tác động chống táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột kết, ung thư đại tràng, chống béo phì và bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, trong bã đậu nành còn có chất isoflavones có khả năng phòng chống nhiều loại bệnh ung thư và bệnh tim mạch.

Xơ quýt

Thông thường khi ăn quýt, hầu hết chúng ta có thói quen thường bỏ hết xơ quýt đi vì không ngon miệng và không có tác dụng gì.
Thực tế, nhiều nhà khoa học chứng minh được rằng xơ quýt chứa rutin, có khả năng lưu thông máu, loại bỏ các mảng bám trên thành huyết mạch, tốt cho não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đột quỵ, ung thư dạ dày…
Xơ quýt còn có tác dụng điều trị các chứng khí trệ kinh lạc, ho tức ngực, ho ra máu…
Read More

Mít: Tiên dược chữa được nhiều bệnh

Mít: Tiên dược chữa được nhiều bệnh
Mít có tên khoa học Artocarpus heterophyllus, được trồng rất nhiều tại miền nam Việt Nam.

Cây mít cao từ 8m đến 15m, trái hình bầu dục ra vào giữa xuân và chín vào cuối hè. Loại cây này có công dụng phong phú như làm thực phẩm, sử dụng để đóng bàn ghế, chế tạo nhạc cụ. Đặc biệt, cây mít còn là vị thuốc quý được dùng phổ biến trong dân gian.


Lá mít chữa tưa lưỡi ở trẻ em

Bạn hái lá mít già, rửa sạch, phơi khô, đốt thành than rồi đem trộn với mật ong. Bôi hỗn hợp này 2 lần/ ngày vào chỗ bị tưa, lúc mới dậy buổi sáng và trước khi đi ngủ buổi tối sẽ thấy hiệu quả.

Lá hoặc nhựa mít giúp tiêu sưng khi bị mụn, nhọt, lở

Với lá mít, bạn chỉ cần rửa sạch, giã nát và đắp lên chỗ bị đau. Còn với nhựa mít, bạn đem trộn cùng giấm, đắp lên phần nhọt lở sẽ có công hiệu ngay.

Bài thuốc an thần và trị cao huyết áp từ vỏ mít cùng lá mít

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm 30g vỏ mít, 30g lá mít tươi, 300ml nước.

Bạn đun sôi 300ml nước rồi cho lá và vỏ mít đã được rửa sạch trước đó vào. Tiếp tục nấu cho đến khi nước bốc hơi chỉ còn 100ml thì tắt bếp. Chờ dung dịch nguội, bạn lọc lấy nước, cho vào chai đậy nắp kín và bảo quản trong tủ lạnh.

Hỗn hợp trên chia thành 2 lần uống trong ngày. Mỗi đợt điều trị, bạn uống liên tục từ 5 đến 7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Múi mít giải rượu bia


Bạn chọn mua quả mít có múi vàng tươi, lấy 30 múi bỏ hạt, đem thái nhỏ.

Tiếp theo, đun 300ml nước hòa 300g đường trắng, đợi hỗn hợp sôi đều thì đổ phần múi mít ở trên vào, dùng đũa đảo nhanh rồi vặn nhỏ lửa cho đến khi sợi mít chín trong và nước sánh lại là được. Sau đó, bạn lọc lấy mít đem ra ướp lạnh.

Khi ăn, bạn lấy vắt 1 trái chanh vào phần nước đường, trộn đều và tưới lên mít. Người say rượu ăn vào sẽ thấy tỉnh táo hẳn ra.

Lá mít lợi sữa cho phụ nữ mới sinh


Cách dễ nhất là mỗi ngày dùng 200g lá mít tươi nấu với 1,5l nước uống mỗi ngày. Công phu hơn, bạn có thể xào thịt lợn với mít non thái lát, nêm nếm vừa miệng để ăn cơm. Các mẹ nên nhớ là phải ăn liên tục từ 3 đến 5 ngày trở lên mới có hiệu quả nhé!

Tuy nhiên, trên thị trường, mít chín cây thường khó tìm. Đại đa số đều đã được bơm hóa chất ép chín để người bán nhanh thu lợi. Hiển nhiên, tác hại của thực phẩm bẩn hay trái cây ngậm hóa chất là vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của chúng ta. Do đó, bạn cần lựa chọn cho một địa chỉ mua bán thực phẩm sạch để đảm bảo an toàn.
Read More

Bí quyết để ngôi làng 3653 người, từ xưa đến nay chưa bao giờ có người nào bị ung thư!

Bí quyết để ngôi làng 3653 người, từ xưa đến nay chưa bao giờ có người nào bị ung thư!
Có một ngôi làng ở Quảng Tây, Trung Quốc từ xưa đến nay chưa bao giờ có người nào bị ung thư nhờ một bí quyết đơn giản, đó là nhờ họ thường xuyên ăn khoai môn.

Thôn Lệ Phố ở Quảng Tây, Trung Quốc có 3653 người, từ xưa đến nay chưa bao giờ có người nào bị ung thư. Điều này đã khiến nhiều nhà khoa học quan tâm khi bệnh ung thu đang là căn bệnh hiểm nghèo bao phủ toàn cầu hiện nay.

Một đội ngũ y tế hàng đầu của Mỹ đã đến đây nghiên cứu và đưa ra kết luận: Thôn này không có người bị ung thư chỉ vì thường xuyên ăn khoai môn.

Thôn Lệ Phố trồng rất nhiều khoai môn, vì thế mà loại khoai này trở thành lương thực chính của người dân vùng này. Các nhà khoa học kết luận đây chính là lý do khiến người dân ở đây không bị ung thư. Khoai môn có vị cam, tính ôn hòa, có thể tản kết, nhuyễn kiên, giải độc, mỗi ngày dùng 15-30gr có công dụng rất tốt để phòng chống ung thư tuyết giáp trạng, ung thư gan, ung thư hạch bạch tuyết.

Khoai môn có tính kiềm




Theo nghiên cứu, có đến 85% người mắc bệnh ung thư có thể chất mang tính axit. Vì thế, duy trì thể chất có tính kiềm yếu sẽ giúp ngăn ngừa ung thư. Khoai môn chính là thực phẩm có tính kiềm, có thể trung hòa tính axit trong cơ thể, cân bằng axit – kiềm trong cơ thể, nhờ đó tế bào ung thư không có môi trường để phát triển. Ngoài ra, đại bộ phận những thực phẩm có nguồn gốc thực vật, nhiệt lượng thấp như rau, trái cây… hầu như đều là thực phẩm có tính kiềm.

Khoai môn chứa các chất chống oxy hóa

Theo các nhà khoa học, bằng chứng xác thực về khả năng ngăn ngừa ung thư “thần kỳ” của khoai môn là nhờ loại củ này chứa các chất chống oxy hóa dồi dào như: vitamin A, vitamin C, phenolic… Những chất này dễ dàng tăng cường hệ miễn dịch; loại bỏ các gốc tự do nguy hiểm trong cơ thể khiến quá trình phát triển ung thư được ngăn chặn.

Phòng và trị ung thư


Khoai môn giàu các thành phần như protein, canxi, phốt pho, sắt, kali, magie, natri, carotene, niacin, vitamin C, B, sapotin… có thể tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, giúp phòng và trị bệnh ung thư. Với người từng phẫu thuật, xạ trị, hoặc hóa liệu để trị ung thư có thể ăn thường xuyên để giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Khoai môn tăng cường sức đề kháng

Ngoài phòng ngừa ung thư, khoai môn còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng nhờ có loại protein nhầy, khi cơ thể hấp thu sẽ hình thành phân tử immunoglobulin giúp nâng cao sức đề kháng, đồng thời làm ức chế và loại bỏ chất độc ung thư, giúp phòng trị khối u.

Theo Ngươi Đưa Tin
Read More

Bắp cải: loại rau rẻ tiền chống ung thư

Bắp cải: loại rau rẻ tiền chống ung thư
Hầu hết các loại rau họ bắp cải đều có tính năng kỳ diệu trong việc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Mặc dù những nguyên liệu này đã có trong chế độ ăn uống của con người từ hàng ngàn năm qua, nhưng nhiều loại trong số đó đã không còn được ưa thích. Vì thế, thường xuyên ăn các loại thực phẩm này là cách hiệu quả để ngăn chặn ung thư.



ĐẶC TÍNH VƯỢT TRỘI CỦA BẮP CẢI 

Bắp cải là loại thực vật mang nhiều dược tính và được trồng từ xa xưa. Bắt đầu với mù tạt, một loài thuộc họ Thập tự khác được trồng ở Trung Hoa cách đây 6.000 năm, được các nhà thực vật học Hy Lạp và La Mã tìm hiểu sự khác biệt giữa chúng đối với bắp cải. 

Nhiều người đã thử trồng những loài thực vật này với mục đích trị bệnh như: bệnh điếc, rối loạn đường ruột và bệnh Gout.

HIỆU QUẢ CHỐNG UNG THƯ CỦA CÁC LOẠI RAU HỌ BẮP CẢI 

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng hợp chất chứa trong các loại rau họ bắp cải mang các đặc tính chống ung thư tương tự như chế độ ăn giàu rau củ quả. 

Ví dụ, nghiên cứu 252 trường hợp mắc bệnh ung thư bàng quang trên 47.909 người khỏe mạnh trong 10 năm cho thấy những người ăn tối thiểu 5 phần rau họ bắp cải mỗi tuần có khả năng giảm một nửa nguy cơ phát triển bệnh so với những người ăn tối đa 1 phần rau họ bắp cải mỗi tuần.

Kết quả khảo sát này cũng được ghi nhận ở những người bị ung thư vú. Đối với phụ nữ Trung Quốc, những người tiêu thụ một lượng lớn rau họ bắp cải sẽ giảm ½ nguy cơ phát triển bệnh so với những người ăn ít loại rau này.

Các nghiên cứu trên 5.000 phụ nữ Thụy Điển cho thấy những người ăn 1 – 2 phần rau họ bắp cải giảm 40% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Thật vậy, chế độ ăn tối thiểu 3 phần rau họ bắp cải có khả năng ngăn chặn ung thư tuyến tiền liệt hiệu quả hơn cà chua, trong khi cà chua được xem là một “đồng minh” đáng tin cậy trong việc đấu tranh chống lại ung thư. 

HOẠT CHẤT TỰ NHIÊN TRONG CÁC LOẠI RAU HỌ BẮP CẢI 

Việc giảm nguy cơ phát triển các bệnh ung thư một cách ấn tượng ở những người có chế độ dinh dưỡng giàu các loại rau họ bắp cải đã cho thấy loại thực phẩm này chứa nguồn hoạt chất tự nhiên quan trọng. Quả thật, trong tất cả những loại thực vật ăn được, các loại rau họ bắp cải chứa nhiều nhất các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính chống ung thư. 
Ngoài việc chứa từ 5 – 7 hợp chất nhóm polyphenol, các loại rau họ bắp cải còn chứa hàm lượng cao nhóm hợp chất glucosinolate.

Tóm tắt:

• Rau củ họ cải chứa các hợp chất chống ung thư quan trọng, làm chậm quá trình phát triển ung thư bằng cách ngăn chặn các hợp chất gây ung thư làm tổn thương tế bào.

• Bông cải xanh và cải Brussels là nguồn dồi dào các phân tử chống ung thư, nên thường xuyên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng.

•Rau củ họ cải cần được nấu sơ (chế biến trong thời gian ngắn) và nhai kỹ khi ăn để cơ thể hấp thu tối đa các hoạt chất chống ung thư.

Trích Chữa Trị Ung Thư Bằng Ăn Uống
Read More