Vảy cá có thể giúp trị một vài bệnh nan y, theo y thực (ăn thay thuốc đến mức hoàn hảo). Ông Nguyễn Phúc Ưng Viên, thân vương triều Nguyễn ở Gò Vấp, TP.HCM, thầy thuốc nam giỏi chia sẻ: "Những bệnh thời khí ở trẻ em như ho, cảm, sốt... được trị khỏi nhờ đốt vảy cá rô đồng bào chế với ít trầm hương và các bộ phận của cây tre. Cũng bài thuốc này, thêm vào ít băng phiến sẽ trị dứt chứng thối lỗ tai".
Đồng thời thịt cá chép (ăn cả vảy) trong tự nhiên rất tốt cho mắt, trị được chứng phù thũng. Món cháo Lạp bát gồm cá chép vàng và cá chép đen nấu với ít rễ tre non, cùng một số loại rau rừng vừa giúp giải độc vừa bồi bổ rất tốt. Với trẻ em, từ nhỏ đến lớn thường được ăn món cá chép nấu với ốc bươu sẽ không bị bệnh thiên đầu thống...
Khi làm cá không nên cạo sạch vảy.
Phong trào ăn vảy cá để trị bệnh đang phát triển rầm rộ ở một số nước trên thế giới. Cả Đông y và Tây y đều khẳng định cái phần mà khi chế biến cá người ta vẫn thường bỏ đi này có thể chữa được nhiều loại bệnh về xương, tim mạch...
Vảy chiếm 3% thể trọng của cá. Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng tìm thấy vảy cá chứa chất lecithin, các axit béo không bão hòa, nhiều loại khoáng chất, đặc biệt là canxi, hàm lượng phốt pho cao… được coi là những chất có thể chăm sóc sức khỏe đặc biệt.
Những chất này giúp tăng cường trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa các tế bào não, ngăn ngừa cao huyết áp và bệnh tim.
Ngoài ra, ăn vảy cá còn có thể ngăn ngừa bệnh còi xương ở trẻ , loãng xương và gãy xương ở người cao tuổi., có tác dụng tăng cường khả năng nhớ của bộ não và đẩy lùi sự suy lão của tế bào não. Nó cũng chứa nhiều axit béo không no, có thể làm giảm cholesterol trầm tích ở thành huyết quản gây hẹp đường ống mạch máu, giữ cho tuần hoàn huyết dịch thông thoát nên có tác dụng rất tốt trong việc đề phòng những bệnh về huyết quản như bệnh mạch vành của tim, tắc mạch máu não, cao huyết áp, chảy máu não...
Các bộ sách lớn có giá trị về y dược của Trung Quốc từ thời cổ xưa cũng đã nêu tác dụng chữa bệnh của vẩy cá. Theo những sách này, vảy cá chép, cá giếc sau khi ninh thành keo đông đặc có thể dùng điều trị rất hiệu quả các chứng đổ máu mũi, máu chân răng, bệnh tử điển (xuất huyết ở da và niêm mạc, da có vết màu tím, thường thấy nhiều ở trẻ em và phụ nữ). Các nhà miễn dịch học của Mỹ còn chiết xuất từ vảy cá chất Lekin. Sau khi cấy chất này vào cơ thể những con chuột bị ung thư, họ nhận thấy các tế bào ung thư bị tiêu biến.
Chế tạo keo Protamine
Ở một số nước như Mỹ và Trung Quốc, người ta thường dùng vảy cá để chế tạo keo Protamine và sử dụng nó để nấu canh hoặc chế biến thức ăn nguội. Phương pháp chế tạo rất đơn giản:
- Rửa sạch con cá, cạo vảy, lại dùng nước tẩy trắng vảy cá rồi để cho khô ráo.
- Lấy 500 g vảy cá và 800 g nước cho vào nồi áp suất cùng với một ít giấm để khử mùi tanh, đun to lửa trong 10 phút, sau đó chuyển sang đun nhỏ lửa trong 20 phút.
- Vớt ra những mảnh vảy cá đã co cuộn lại, đổ phần nước vào dụng cụ chứa, để lạnh. Nước sẽ đông đặc thành dạng keo Protamine.
Thêm vào Protamine mấy lát gừng, chút rượu, muối, hành…và nước rồi nấu lên là được món canh. Với món ăn nguội thì dùng đường trắng (hoặc đường phèn), hoa quế (hoặc tương vừng, dầu vừng) cho vào trong keo protamine, khuấy đều rồi ăn.