Loài quả này chữa được 5 loại ung thư nhưng người Việt lại đang bỏ phí rất nhiều

Loài quả này chữa được 5 loại ung thư nhưng người Việt lại đang bỏ phí rất nhiều
Sung là một loại quả dân dã, thường được dùng làm nguyên liệu nấu ăn và chữa bệnh, đặc biệt là 5 loại ung thư: ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư bàng quang, ung thư phổi và ung thư gan.

Quả sung có vị ngọt, có tác dụng tiêu thũng, giải độc, sạch ruột, hỗ trợ tiêu hoá. Sung thường được dùng để trị các bệnh như kiết lị, viêm ruột, đau họng, mụn nhọt hay trĩ..., đặc biệt, sung còn có khả năng phòng và hỗ trợ chữa bệnh ung thư.
Sung chứa nguồn chất xơ dồi dào, đặc biệt là dưới dạng sung sấy khô. Quả sung giàu vitamin K2, magie, canxi và nhiều chất chống oxi hoá có khả năng tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa sự tăng sinh của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, sung còn có thể giảm tỉ lệ triglyceride giúp ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh về tim mạch.
Ngoài ra, theo nhiều kết quả nghiên cứu, nhựa của quả sung xanh có khả năng ức chế hoàn toàn sự tăng trưởng của nhiều tế bào ung thư ác tính như ung thư vú, ung thư mô liên kết, sarcoma hạch bạch huyết... và làm chậm quá trình di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể.

Chế biến sung ngừa ung thư

Mỗi loại ung thư đều có những đặc điểm khác nhau. Để phòng ngừa ung thư hiệu quả, cách dùng sung cũng rất đa dạng. 

Ung thư thực quản

Hầm 500 gr sung tươi với 100 gr thịt lợn nạc trong 30 phút. Uống nước canh và ăn thịt.

Ung thư dạ dày, ung thư ruột

Tráng miệng với 5 quả sung tươi sau bữa ăn hoặc dùng 20 gr sung khô sắc lấy nước uống.

Ung thư phổi

Đun 20 quả sung xanh với 10 gr chè xanh trong 15 phút. Uống thay trà hàng ngày.

Ung thư bàng quang

Dùng 30 gr sung xanh với 15 gr mộc thông sắc lấy nước uống mỗi ngày.

Ung thư gan

Tráng miệng bằng sung sấy khô sau bữa ăn mỗi ngày.
Read More

Bí mật của trường thọ nằm ở bộ phận này trên cơ thể bạn

Bí mật của trường thọ nằm ở bộ phận này trên cơ thể bạn
Tinh khí của thận cũng giống như nguồn năng lượng cơ thể, nếu như biết sử dụng một cách tiết kiệm và dự trữ đầy đủ, thời gian dùng sẽ lâu dài, sẽ được trường thọ, khỏe mạnh. 

 Tinh khí của thận đầy đủ là bí quyết khỏe mạnh, trường thọ.

Tầm quan trọng của thận trong cơ thể người

Tinh khí của thận xuất phát từ 2 nguồn: Một là nguồn tinh khí tiên thiên được truyền lại từ bố mẹ, nguồn thứ hai là nguồn tinh khí hậu thiên sinh ra từ ngũ tạng trong quá trình sinh sống. Nguồn tinh khí tiên thiên có thể không thay đổi được nhưng nguồn tinh khí sản sinh từ hậu thiên nếu có thể bổ sung đầy đủ thì có thể kéo dài sức khỏe và tuổi thọ.

Thận tinh sinh ra tủy (nuôi dưỡng xương, thông với não, sinh huyết tàng ở thận, tóc là sản phẩm thừa của huyết). Như vậy muốn thông minh, chắc xương, đen tóc thì phải bổ thận.

Thận khai khiếu ra tai. Khi bị ù tai, chúng ta chữa thận.

Theo y học cổ truyền Trung Hoa, thận là cơ quan chính điều chỉnh các vấn đề liên quan đến đại tiểu tiện của cơ thể. Khi đại tiểu tiện không thông suốt, độc tố sẽ bốc lên trên, không những làm cho bạn cảm thấy tâm trạng bồn chồn, tức ngực, khó thở mà còn dẫn tới đau lưng, mệt mỏi, buồn nôn, ói mửa. Do vậy nếu gặp các vấn đề về đại tiểu tiện thì cũng quay về chữa thận.

Bổ dưỡng thận cũng có thể cải thiện chức năng sinh sản, giảm đau lưng do lao động quá sức, mệt mỏi, ù tai, hay quên và các triệu chứng khác, nâng cao sức đề kháng và sự dẻo dai.

Phương pháp bảo vệ thận

- Không được nhịn tiểu

Nếu nhịn tiểu, nước tiểu có thể tích tụ lại gây đau và có máu, thậm chí còn có thể dẫn tới ung thư bàng quang. Còn có một số người già, đi tiểu không hết, dẫn đến nước tiểu sót lại, gây bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát đi tái phát lại nhiều lần, có lúc còn biến chứng trở thành nhiễm độc đường tiết niệu.

- Uống nước để dưỡng thận

Cơ thể đầy đủ nước lưu thông đi tới toàn cơ thể, có thể loại bỏ đi tất cả các loại chất thải và độc tố trong quá trình trao đổi chất. Nếu nước không đầy đủ, ngược lại có thể dẫn tới chất độc sẽ lắng cặn bị tích tụ, làm tăng thêm gánh nặng cho thận.

- Bảo vệ bàn chân 

Kinh lạc của thận khởi tác dụng ở bàn chân, mà chân là bộ phận dễ bị khí lạnh xâm nhập nhất, do đó nên đặc biệt chú ý giữ ấm, khi ngủ không nên để hai chân hướng thẳng về phía điều hòa hoặc quạt điện. Không nên chân không ở vùng đất lạnh, sẽ gây hao tổn chân âm.

Mỗi tối trước khi đi ngủ có thể massage lòng bàn chân, giúp khí huyết đi xuống dưới để bổ thận dương, bảo vệ bàn chân và dưỡng thận. Massage ở vị trí phía sau lưng, cũng là phương pháp bảo vệ thận hiệu quả.

Tập khí công là cách bảo vệ quả thận.

- Khí công

Có thể dùng khí công: tĩnh công (ngồi thiền) hoặc động công để bổ thận, giúp bể khí nhận được nhiều khí mới, tốt cho quá trình trao đổi chất.

- Ăn uống để bổ thận

Theo thuyết ngũ hành, các loại chất màu đen khi đi vào cơ thể đều có công dụng bổ thận như vừng đen, mộc nhĩ đen, gạo lứt, đậu đen…

Rau: Củ cải, cây ngưu bàng, bắp cải đỏ, cây diếp củ, cây năn ngọt, rau mùi tây

Trái cây: quả mâm xôi, dâu tây, quả việt quất, dưa hấu

Thực vật biển: tảo dulse, rong biển tóc tiên hiziki, rêu Ailen, tảo bẹ, nori, tảo bẹ undaria


Thực phẩm màu đen tốt cho thận.

Vi tảo: tảo xoắn, rong tiểu câu

Hạt: chia, vừng, gạo 

Quả hạch: quả óc chó, hạt dẻ

Thực phẩm biển: trứng cá, bào ngư, cá trê, ngao, cua, mực, tôm hùm, trai, bạch tuộc, sò, cá sardine

Gia vị: muối vừng, miso, giấm, muối biển, xì dầu, dưa muối nhật bản umeboshi, trà xanh.

Ánh Nguyệt
Read More

Quả xoài chữa được rất nhiều bệnh

Quả xoài chữa được rất nhiều bệnh
Ngoài là trái cây đẹp mắt, ăn ngon, bổ dưỡng, quả xoài còn là món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khá tốt.

Xoài - tốt từ vỏ, lá đến hột

Toàn cây xoài đều được dùng làm thuốc.

Quả có vị ngọt, chua, tính bình, tác dụng lý khí kiện tỳ, trị ho.

Hột có vị ngọt, đắng, tính bình, tác dụng hành khí giảm đau. Dùng trị các chứng như: miệng khát họng khô, tiểu tiện không thông...

Lá dùng để nấu nước tắm hoặc chế thành thuốc trị bệnh ngoài da.

Vỏ thân xoài dùng nấu tắm hoặc chế thành thuốc bôi trị bệnh ngoài da.

Hàm lượng dinh dưỡng của quả xoài

Dinh dưỡng: 100g quả xoài chín cho 65 calo, 17g hydrat cacbon, 3.894 UI. vitamin A (78% nhu cầu hằng ngày), 28mg vitamin C (46% nhu cầu), 1mg E (10%)... Đường của quả xoài là loại cấp năng lượng nhanh. Quả xanh ít vitamin A và nhiều vitamin C.

Một cốc quả xoài có thể cung cấp 25% lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày, 2/3 vitamin A và một lượng lớn vitamin B6, vitamin E, pectin, phốt pho, kali và magiê.

Một số người thường có quan niệm rằng các loại quả chín ngọt như: quả xoài, vải, nhãn, mít, dứa là những loại quả nóng nên thường kiêng không ăn, hoặc không cho trẻ con ăn sợ mọc mụn nhọt, rôm sảy. Các nhà dinh dưỡng cho rằng không có loại quả chín nào là nóng cả. Cái gì thái quá cũng đều gây hại! Ăn quá nhiều quả xoài (hoặc trái cây chín) thì sẽ nóng - nhiệt là chuyện đương nhiên mà thôi, chứ tự bản chất của quả xoài không nóng nếu ăn đúng mức. Thật là “oan” cho trái quả xoài và các trái cây chín vào mùa nắng nóng.

Quả xoài chữa "bách bệnh"

Kiểm soát cholesterol: hàm lượng pectin và vitamin C cao có trong quả xoài giúp làm giảm mức cholesterol trong cơ thể, đặc biệt là LDL cholesterol xấu. Chất xơ cũng làm tăng độ mềm của phân, giúp thải cholesterol theo phân ra ngoài. Những người nhiều cholesterol thường kèm táo bón. Quả xoài vừa giải quyết được táo bón, vừa giảm được cholesterol, rất đáng cho người cao cholesterol và táo bón quan tâm.

Tốt cho bệnh nhân đái tháo đường: lá xoài có tác dụng làm bình thường hóa nồng độ insulin trong máu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ, đối với những người bị bệnh đái tháo đường, chỉ cần đun sôi 5 - 6 lá quả xoài trong nước khoảng 15 phút, ngâm qua đêm và uống nước sắc lọc từ nước nấu lá quả xoài này vào buổi sáng. Cách này giúp điều hòa hàm lượng insulin. Ngoài ra, quả xoài có chỉ số đường huyết thấp (41 - 60) vì thế ăn nhiều một chút cũng không làm tăng lượng đường trong máu.

Ngăn ngừa bệnh tim: quả xoài cung cấp vitamin A, E và selen cho cơ thể và giúp chống lại bệnh tim. Quả xoài cũng rất giàu vitamin B6, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim bằng cách giảm mức độ homocysteine (một acid amin trong máu gây tổn thương mạch máu).

Làm giảm huyết áp: quả xoài có hàm lượng kali cao, vì vậy mà nó có thể điều chỉnh huyết áp. Do đó, ăn quả xoài thường xuyên là cách để giảm huyết áp mà không phải lo lắng đến tác dụng phụ.

Giúp tiêu hóa: quả xoài có tác dụng giảm tính acid và trợ giúp tiêu hóa. Trong quả xoài có chứa các enzyme giúp phá vỡ protein, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thụ vào cơ thể. Các chất xơ của quả xoài giúp kích thích tiêu hóa và bài tiết cặn bã trong ruột theo phân ra ngoài.

Tốt cho gan: quả xoài giàu chất sắt và giúp gan duy trì sự khỏe mạnh, góp phần ngăn cản rối loạn gan vì nó tăng tốc tiết acid mật và làm sạch nhiễm khuẩn ruột.

Bổ sung chất sắt: theo các nghiên cứu, quả xoài chứa lượng chất sắt gấp 3 lần so với những hoa quả khác cho nên nó là giải pháp tự nhiên cho những người bị thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C có trong quả xoài giúp tăng cường hấp thụ sắt. Phụ nữ mãn kinh ăn quả xoài sẽ giúp tăng lượng chất sắt và canxi cùng một lúc. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ mang thai và những người thiếu máu nên ăn quả xoài thường xuyên, giúp tăng hemoglobin trong máu, đây là chất giúp giữ sắt trong máu. Việc bổ sung sắt cho thai phụ là điều thiết yếu cho cả người mẹ lẫn thai nhi. Viên sắt tổng hợp tuy rất cần cho thai phụ nhưng nhiều thai phụ khó hấp thu do mùi tanh của thuốc dẫn đễn dễ muôn nôn hoặc nôn mửa. Chất sắt cũng có thể làm cho nhiều thai phụ bị bón, dẫn đến khó chịu vì bụng đã to lại bị táo bón sẽ dễ dẫn đến bị trĩ, lòi dom… Quả xoài chứa nhiều chất sắt, giúp bổ sung sắt cho thai phụ và thai nhi, lại có màu vàng, vị ngọt khiến cho thai phụ dễ ăn, dễ hấp thu, lại không bị bón - Đúng là món ăn bài thuốc hai trong một rất hợp với tự nhiên.

Cải thiện trí nhớ: quả xoài có chứa acid glutamine, một loại chất được biết đến với tác dụng cải thiện trí nhớ và giữ cho các tế bào não hoạt động. Ăn quả xoài thường xuyên là cách để chiến đấu với căn bệnh giảm trí nhớ khi có tuổi. Với các bạn đang học thi, để hỗ trợ tăng sự tập trung và trí nhớ, thay vì ăn những món bánh có hại cho sức khỏe, nên dùng vài lát quả xoài xem sao!

Chăm sóc mắt: quả xoài có nhiều nhiều vitamin A, một chén quả xoài xắt lát cung cấp 25% nhu cầu vitamin A hằng ngày. Vitamin A là chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp tăng cường sức khỏe của đôi mắt và bảo vệ mắt chống lại sự thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Ăn quả xoài có tác dụng cải thiện thị lực, chống khô mắt và ngăn ngừa bệnh quáng gà.

Tăng cường miễn dịch: quả xoài có những tác dụng tốt đối với hệ miễn dịch là do loại hoa quả nhiệt đới này có chứa nhiều muối khoáng, đặc biệt là canxi và sắt. Sự kết hợp giữa vitamin C, vitamin A và 25 loại carotenoid khác trong quả xoài giữ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Làm đẹp da: quả xoài là loại trái cây tốt cho làn da vì có hàm lượng vitamin A cao, giúp kích thích quá trình tuần hoàn máu ở màng nhầy và da, từ đó làm giảm tắc nghẽn lỗ chân lông, một hiện tượng khiến làn da bị tổn hại. Tạo hỗn hợp gồm một ít quả xoài được nghiền nát, mật ong và sữa. Dùng hỗn hợp này để tẩy rửa cơ thể sẽ cảm thấy làn da cơ thể mềm mại và mịn màng hơn.

Chống ung thư: các hợp chất phenolic được tìm thấy trong quả xoài như: quercetin, isoquercitrin, astragalin, fisetin, acid galic và methylgallat được chứng minh là có đặc tính chống oxy hóa và bảo vệ cơ thể chống lại ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư máu và ung thư tuyến tiền liệt. Quả xoài cũng là loại trái cây có hàm lượng pectin cao, có tác dụng giúp cơ thể chống lại ung thư đường tiêu hóa.

Cải thiện khả năng tình dục: quả xoài chứa nhiều vitamin E, giúp điều hòa lượng hoóc-môn tình dục, cải thiện khả năng tình dục.

Trị ho, ho nhiều đờm: quả xoài 50g, đường trắng 25g, chè xanh 0,5 - 1g. Quả xoài bỏ hạt, lấy vỏ và cùi thịt, đổ 400ml nước, đun sôi 3 phút, cho đường trắng và chè xanh vào là được.

Trị khan tiếng: quả xoài 2 quả, rửa sạch, thái miếng, đổ nước đun kỹ, uống thay nước chè. Có tác dụng điều trị viêm họng cấp tính dẫn đến khản tiếng thích hợp cho các thầy giáo phải giảng bài nhiều, nhất là vào dịp dạy các lớp ôn thi…

Thanh nhiệt, chống say nắng: khi trời nắng gắt, chỉ cần cắt vài lát quả xoài cho vào trong máy ép trái cây, thêm một ít nước và một muỗng canh mật ong. Loại nước ép này sẽ ngay lập tức làm mát cơ thể và ngừa say nắng.

Chống say tàu xe, buồn nôn: ăn sống hoặc nấu chín còn cứng giòn.

Chảy máu chân răng (thiếu vitamin C): dùng quả quả xoài gần chín (còn chứa nhiều vitamin C) làm các dạng thích hợp. Hoặc ăn quả xoài chín, uống nước ép.

Sâu răng: lấy vỏ thân cây quả xoài sắc đặc chấm hoặc pha loãng ngậm phía răng sâu. Có thể phối hợp với các vị khác.

Trị eczema, mẩn da dạng thấp: vỏ quả quả xoài 150g. Nấu lấy nước rửa ngày 3 lần.

Trị zona: gần đây, đã có công ty dược chế biến từ vỏ quả xoài một dung dịch (mangoherpin) bôi ngoài da trị zona (giời leo) có kết quả tốt.

Lưu ý: Không nên ăn quả xoài lúc đói quá và sau bữa ăn no, đang có các bệnh nhiệt sốt vì bản chất quả xoài nóng như hành, tỏi, ớt. Không nên ăn nhiều đối với cả hai loại quả xoài xanh và chín.
Tỉ lệ vitamin C trong quả xoài sẽ giảm dần khi quả chín, vì thế không nên để quả xoài chín quá.
Lương y HOÀNG DUY TÂN
Read More

Sự thật kinh hoàng về sữa Ensure: Chất độc gây ung thư?

Sự thật kinh hoàng về sữa Ensure: Chất độc gây ung thư?
Các sản phẩm Ensure của Abbott không có giá trị dinh dưỡng như những gì được quảng cáo, mà còn bị tố chứa hàng loạt chất độc gây tiểu đường, ung thư, chảy máu dạ dày và nhiều bệnh khác.


Sữa Ensure bí tố không có giá trị dinh dưỡng? Ảnh minh họa Ensure.com.vn

Ensure là nhãn hiệu sữa nổi tiếng, phổ thông và được ưa chuộng nhất của Abbott Hoa Kỳ, được quảng cáo là cung cấp đầy đủ các vitamin và dưỡng chất, bao gồm vitamin C, protein và các chất béo an toàn; rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mới đây, một sự thật kinh hoàng vừa được tiết lộ: Sữa Ensure ẩn chứa rất nhiều mối nguy hại cho chính sức khỏe người dùng.

Từ câu chuyện của một bệnh nhân ung thư

Năm 2014, Carrol Krause, cựu phóng viên của tờ Herald-Times, Ấn Độ, đã giã từ sự nghiệp báo chí của mình vì chẩn đoán ung thư buồng trứng. Trước khi qua đời vào tháng 2/2016, bà đã viết một blog mang tên “Chuyện của Carrol” về những ngày tồi tệ nhất cuối đời của mình.

Bà Carrol Krause - bệnh nhân ung thư buồng trứng.

Vài  tháng trước, bà bắt đầu gặp vấn đề về tiêu hóa và không thể ăn được thức ăn bình thường. Tuy nhiên, những đồ ăn mà nhân viên bệnh viện mang đến lại làm bà kinh hãi hơn bao giờ hết.

Krause viết: "Mặc dù các nhân viên bệnh viện có ý định tốt, nhưng những thứ họ mang đến không phải thực phẩm thực sự. Tôi vô cùng tức giận vì họ cho tôi ăn thức ăn của người chết!”

Sự thật, các nhân viên đã mang đến cho bà một túi đầy sản phẩm của Ensure bao gồm pudding, sữa lắc và một loại đồ uống giả nước táo.

Tất cả ba loại này đều chứa đầy hóa chất, thậm chí ít chất dinh dưỡng hơn cả các thực phẩm rác khác, nhưng lại được sử dụng làm thức ăn cho các bệnh nhân nặng.

Ensure thuộc sở hữu của Abbott Nutrition, một trong những ví dụ tồi tệ nhất của tập đoàn thực phẩm giả danh thức ăn thay thế lành mạnh mà chúng ta từng thấy.

Theo bà Krause, công ty này có mối quan hệ mật thiết với ngành y tế và chúng ta có thể tìm thấy các sản phẩm của họ ở mọi bệnh viện. Và đó là tin xấu cho hàng triệu bệnh nhân đang đấu tranh với sự sống của mình.

Sự thật về Ensure?

Sữa Ensure được rất nhiều người Việt Nam tin tưởng sử dụng.

Ensure là thương hiệu của Abbott được y tế chứng nhận là "sữa và thức uống dinh dưỡng". Ensure được quảng cáo là “Bác sĩ tin dùng số 1” hay “Đứng đầu thế giới trong lĩnh vực khoa học thế giới”. Tuy nhiên trong thực tế các sản phẩm của họ không hề lành mạnh để có thể thay thế các bữa ăn.

Đáng buồn thay, những sản phẩm này thường được dùng cho bệnh nhân có sức khỏe rất yếu, những người cần dinh dưỡng nhất. Khi sử dụng những sản phẩm này, người bệnh chỉ nhận được thêm chất bảo quản, chất làm no và hóa chất.

Tồi tệ hơn, Abott Nutrition là một thành viên của tổ chức khét tiếng ủng hộ GMO (biến đổi gene) của Hiệp hội các nhà sản xuất Mỹ Grocery Manufacturers Association, và cho đến nay họ đã chi ra gần 1 triệu đô-la để chống lại việc dán nhãn GMO ở Mỹ.

Sản phẩm Ensure Clear™ Therapeutic Nutrition 

Bao bì của Ensure Clear.

Mặt trước của bao bì Ensure Clear là hình thức uống màu cam với một quả táo bên cạnh đó, tuy nhiên, mặt sau bao bì ghi công thức lại ghi rằng sản phẩm này "không chứa nước táo" hay hoặc bất kì nước trái cây nào. Thay vào đó hai thành phần chính là nước và đường. Đồng thời, Ensure Clear cũng chứa các chất sau:

Độc tố, Hóa chất và Thuốc trừ sâu

Chất rắn Corn Syrup được làm bằng siro ngô khô (dehydrated corn syrup), chứa 100% glucose, một loại đường có nguy cơ béo phì. Siro ngô là chất hầu như được làm từ ngô biến đổi gene, có liên quan đến bệnh tiểu đường và ung thư.

Cupric sulfate là thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm, đây là các chất độc tố, và có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, thiếu máu, và thậm chí tử vong nếu dùng liều cao. Chất này cũng là genotoxic có thể làm gene biến đổi theo chiều hướng có hại.

Chromium clorua là chất độc và có tác động tiêu cực đến hệ sinh sản của cả nam và nữ, gây ra các vấn đề về dạ dày, chảy máu bất thường và u xơ.

Sodium Selenite là một loại độc tố và đường dùng để lọc kim loại đồng. Tuy nhiên, loại chất này thường được dán nhãn như là một "chất dinh dưỡng." Cơ quan bảo vệ môi trường đã công bố Sodium Selenite là một chất nguy nguy hiểm. 

Thức uống Ensure chứa rất nhiều hóa chất gây hại cho sức khỏe con người.

Hương vị tự nhiên và chất nhân tạo bao gồm một loạt hóa chất khác nhau, thường xuất xứ từ các nguồn vô cơ có hại cho sức khỏe, làm bệnh tật mạnh mẽ hơn, có khả năng gây ung thư.

Vitamin tổng hợp: Khi cơ thể chúng ta, đặc biệt là khi đau ốm, cần nhiều vitamin, có một sự khác biệt rất lớn giữa các vitamin tự nhiên có nguồn gốc từ thực phẩm hoặc các nguồn tự nhiên, so với các loại vitamin tổng hợp. Thật không may, những loại vitamin chứa trong sản phẩm Ensure luôn là Vitamin tổng hợp được sản xuất từ hóa chất.

Vitamin tổng hợp không được cơ thể hấp thụ như Vitamin tự nhiên, vì chúng đã bị "cô lập" – tức là bị tách ra từ toàn bộ phức hợp Vitamin, khoáng chất và enzym. Cơ thể con người sẽ tự bù đắp những chất mà vitamin tổng hợp thiếu, như thế sẽ làm tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Theo báo cáo của Nutri-Con: “Sự thật về Vitamin và các chất bổ sung” của Viện Y tế Hippocrates: "Quá trình mang lại một kết quả tiêu cực cho sức khỏe khi làm giảm thiểu những gì mà đáng ra các sản phẩm bổ sung phải mang lại cho sức khỏe”.

Các thành phần khác

Các thành phần khác của sản phẩm Ensure bao gồm:

Dl-alpha-tocopherol acetate là loại tổng hợp của Vitamin E. Loại vitamin này không những chỉ tạo ra hiệu quả chỉ bằng 12% so với vitamin E tự nhiên, mà còn được tạo ra như một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất hóa dầu. Chất này có khả năng làm tăng nguy cơ tai biến do xuất huyết, tổn thương DNA, và tác dụng phụ không mong muốn khác.

Sắt sulfat: một loại sắt tổng hợp và có thể gây táo bón, buồn nôn, dị ứng, và các vấn đề tiêu hóa.

Niacinamide là một dạng của vitamin B3 tổng hợp và gây ra hàng chục tác dụng phụ khác nhau, trong đó có suy gan.

Mangan sulfat được tạo ra "từ phản ứng giữa oxit mangan và axit sulfuric", thường được sử dụng trong các loại sơn và vecni, phân bón, thuốc diệt nấm, và gốm, bên cạnh các loại thuốc trị bệnh (mangan là một loại khoáng chất).

Calcium pantothenate là chất tổng hợp được làm từ axit pantothenic, được tạo ra nhằm “bắt chước” Vitamin B5 tự nhiên. 

Thức uống Ensure được quảng cáo rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên sự thật lại hoàn toàn ngược lại.

Vitamin A Palmitate là Vitamin A tổng hợp, có thể làm hư gan và gây ra các vấn đề về dạ dày.

Kẽm Sunfat là ở dạng chất hữu cơ giàu kẽm, có thể gây độc cho tế bào cũng như nguy hiểm cho môi trường.

Natri molybdat là dạng natri hóa học, đã được chứng minh có tác dụng tiêu cực đến khả năng sinh sản ở động vật.

Các loại Vitamin tổng hợp khác cũng có trong danh sách này, và các thành phần bổ sung là: Whey Protein Isolate (từ bò được nuôi bằng ngô biến đổi gen), Citric Acid, Ascorbic Acid (một dạng của vitamin C tổng hợp thường là vô cơ và khó tiêu hóa), Folic acid, biotin và vitamin D3.

Đây chỉ là danh sách thành phần của một sản phẩm Ensure hàng đầu, và có thể thấy, về cơ bản nó không hề có giá trị dinh dưỡng như các lại thực phẩm thực sự.

Chúng ta phải làm gì?

Tháng 5/2015, bà Carrol Krause viết trên blog của mình rằng: "Soup là thực phẩm tốt. Pudding cũng có thể tốt nếu nó được làm từ trứng thật, sữa thật ... Nhưng loại “cám” này (tôi không biết phải gọi nó bằng gì khác) là hoàn toàn độc hại. Đây không phải là thực phẩm thực sự, chỉ là hỗn hợp các loại tinh bột, đường, hương vị nhân tạo và bột dinh dưỡng tất cả hỗn hợp trộn với nước". 

Ensure đang bịt mắt người tiêu dùng?

Như nhiều người đã bắt đầu nhận ra sữa Ensure và các đồ uống tương tự có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người, Krause viết: "Có thể người hay ăn đồ ăn nhanh sẽ không từ chối các sản phẩm này, nhưng tôi thì có, bởi vì tôi biết sự khác biệt giữa thực phẩm thật và thực phẩm giả ...

Tôi sẽ không cho một con vật sắp chết ăn những thứ này, chứ đừng nói đến một con người đang ốm yếu. Nếu bạn đồng ý, hãy nói cho quản lí bệnh viện biết, hoặc chia sẻ trên mạng xã hội cho đến khi họ chú ý. Đã đến lúc bắt đầu đấu tranh cho cuộc chiến thực phẩm!”

Theo Hằng Thu (Althealthworks/Báo Giao Thông)
Read More

Tự cứu mình khỏi ung thư, suốt 27 năm, vị giáo sư đã từ bỏ loại thực phẩm ai cũng cho là tốt

Tự cứu mình khỏi ung thư, suốt 27 năm, vị giáo sư đã từ bỏ loại thực phẩm ai cũng cho là tốt
Sau 27 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư vú, cuối cùng, nhà khoa học hàng đầu ở Anh đã chiến thắng nó nhờ thay đổi chế độ ăn uống.

Quyết tâm sống vì con trai 6 tuổi

Năm 1993, căn bệnh ung thư vú của giáo sư Jane Plant tái phát lần thứ 5. Lần này, bệnh đã phát triển và hình thành khối u thứ cấp, một cục u ở cổ có kích thước bằng nửa quả trứng luộc. Bác sĩ thông báo bà chỉ sống khoảng được vài tháng nữa.

“Lần đầu tiên tôi bị chẩn đoán mắc ung thư khi 42 tuổi. Tôi nghĩ tôi đã chiến thắng được nó. Vậy mà, 5 năm sau, nó lại quay lại trả thù tôi.

Nghe mọi người kể lại cậu con trai 6 tuổi đã khóc trong phòng riêng khi nghe tin tôi bị ung thư tiếp, tôi không cho phép mình rời bỏ con.

Vì thế, lúc nghe bác sĩ nói tôi chỉ còn sống được 2 tháng nữa, tôi không hề buồn, giận dữ hay sợ hãi. Tôi quyết tâm đi tìm ra một bài thuốc để cứu mình, để mãi được sống cùng con“, bà Plant nhớ lại.

 Giáo sư Jane Plant và chồng Peter cùng nhau chiến đấu căn bệnh ung thư hơn 20 năm.

Vợ chồng bà đều là nhà khoa học. Bà là một nhà hóa sinh, còn ông Peter là một nhà địa chất. Cả 2 đã từng làm việc ở Trung Quốc một thời gian dài. Họ nhận thấy phụ nữ ở quốc gia đông dân nhất thế giới này mắc ung thư vú rất ít. Một nghiên cứu dịch tễ học từ những năm 70 của thế kỷ trước cho thấy 1/100.000 phụ nữ Trung Quốc mới mắc ung thư vú, trong khi tỷ lệ này ở Phương Tây là 1/12.

“Tôi đã kiểm tra thông tin này từ những nhà nghiên cứu cao cấp. Các bác sĩ Trung Quốc mà tôi biết cũng nói rằng trong nhiều năm qua, họ ít khi gặp trường hợp mắc ung thư vú nào. Nếu phụ nữ Trung Quốc có chế độ ăn giống như người phương Tây, nếu họ sống ở Mỹ hoặc Australia thì tỷ lệ mắc ung thư vú cũng tương tự như thế. Tôi nói với Peter rằng đó là lí do tại sao phụ nữ Trung Quốc ít mắc ung thư vú“, bà Plant kể lại.

Với tư tưởng không còn gì để mất, giáo sư Plant đã chuyển sang một chế độ ăn uống kiểu Châu Á, tức là không uống sữa, mặc dù bà cũng phải điều trị hóa trị. Sau khi cắt giảm protein từ động vật như thịt, cá và trứng, hiện nay, bà cắt giảm tất cả các sản phẩm từ sữa, bao gồm cả loại sữa chua hữu cơ mà bà đã ăn trong vài năm qua.

Trong vòng 6 tuần, cục u ở cổ đã biến mất. Trong vòng 1 năm, bệnh tình thuyên giảm. Và 18 năm kể từ đó, bà đã không bị căn bệnh ung thư vú hành hạ.

Lần ung thư thứ 6

Nhằm thuyết phục mọi người rằng chế độ ăn uống đóng vai trò quyết định trong điều trị ung thư, bà đã thiết kế Chương trình Plant, một chế độ ăn không uống sữa, phụ thuộc vào protein thực vật như đậu nành.

Chế độ này tương tự như thói quen ăn uống truyền thống ở các vùng nông thôn Trung Quốc. Ban đầu, chương trình này chỉ hướng tới những phụ nữ mắc căn bệnh ung thư vú. Dần dần, nó còn phù hợp với những bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Năm 2000, cuốn sách đúc kết những trải nghiệm của bản thân trong cuộc chiến ung thư vú, mang tên “Cuộc sống chính trong đôi tay bạn” của giáo sư Plant đã được xuất bản và gây tiếng vang trong dư luận. Cuốn sách đặc biệt dành phần lớn đất để giới thiệu những bệnh nhân chiến thắng ung thư nhờ chế độ ăn uống này.


Thế nhưng năm 2011, căn bệnh ung thư vú vẫn chưa tha cho bà. Giáo sư Plant tái mắc bệnh lần thứ 6 khi phát hiện một khối u lớn ở bên dưới xương đòn và một số khối u nhỏ trong phổi. Do phải dành nhiều thời gian để viết một cuốn sách chuyên ngành, bà đã nới lỏng cả chế độ ăn lẫn lối sống của mình. Ăn uống nhiều hơn, có cả những thực phẩm bị “cấm” và tập luyện không đều đặn.

“Tôi đã nói thẳng vấn đề này với bác sĩ và được kê thuốc gây ức chế letrozole. Nhưng tôi cũng muốn quay trở lại chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt của mình cũng như đi bộ và thiền đều đặn. Sau vài tháng, bệnh ung thư của tôi đã biến mất“.

Tuy nhiên, giáo sư Plant cũng phải áp dụng phương pháp điều trị ung thư phổ biến như cắt bỏ tuyến vú, hóa trị, xạ trị và sử dụng phép trị liệu bằng tia X ở cả buồng trứng. Bà tin rằng những phương pháp điều trị ung thư “mới” và “kỳ diệu” là rất quan trọng. Nhưng Plant vẫn muốn nhấn mạnh một chế độ dinh dưỡng không có sữa cũng như lối sống và chế độ ăn hàng ngày đóng vai trò quan trọng không kém.

Cuốn sách đưa ra 10 bước để giảm nguy cơ ung thư cũng như chiến thắng ung thư.

10 bước để giảm nguy cơ ung thư và chiến thắng ung thư

Trong cuốn sách thứ 2 mang tên “Đánh bại Ung thư”, bà đã đưa ra 10 bước để giảm nguy cơ ung thư cũng như chiến thắng ung thư, bao gồm ăn nhiều rau củ quả, giảm ăn thịt đỏ, muối, đường và chất béo, tập thể dục đều đặn và giảm căng thẳng.

Nhưng thông điệp sâu xa hơn là một chế độ ăn uống hoàn toàn không bao gồm các sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai, bơ và sữa chua. Đây là cách lấy đi thức ăn của các tế bào ung thư. Sữa và các loại thực phẩm từ sữa khác có chứa hormone oestrogen, hormone này thúc đẩy sự phát triển của khối u.

“Dẫu biết sữa rất tốt. Nhưng giờ có bằng chứng cho thấy thực phẩm này rất nguy hiểm, không những với ung thư vú, mà còn các bệnh ung thư liên quan đến hóc-môn như tuyến tiền liệt, tinh hoàn và buồng trứng“, giáo sư Plant giải thích.

Giáo sư Plant thừa nhận khuyên bệnh nhân ung thư hay những người cần phòng ngừa thay đổi thói quen ăn uống “quả là một yêu cầu không tưởng”. “Nhiều người lo lắng nếu không uống sữa, họ sẽ thiếu canxi. Nhưng họ có thể nhận canxi từ nhiều nguồn thực vật khác", bà Plant khẳng định.

Các nhà khoa học hiện nay tin rằng tế bào ung thư trưởng thành trong môi trường acid. Thịt đỏ có tính acid thúc đẩy tế bào ung thư phát triển mạnh hơn. Hơn nữa, thịt có thể chứa dư lượng kháng sinh, hormone và ký sinh trùng lưu giữ lại trong cơ thể khiến ung thư ngày càng tiến triển nhanh.


Sau 27 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư vú với 6 lần tái phát, giáo sư Plant là một minh chứng thuyết phục cho những ai chưa tin rằng chế độ dinh dưỡng góp phần chiến thắng căn bệnh ung thư.

“Là một nhà khoa học, tất cả những gì tôi có thể làm là nói lên sự thật dựa trên các bằng chứng. Tôi viết cuốn sách đầu tiên bởi vì tôi không muốn con gái mình, Emma, 39 tuổi đi vào vết xe đổ của tôi.
Còn cuốn sách mới nhất là dành tặng cho tất cả mọi người”.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG “ĐÁNH BẠI UNG THƯ”

Giáo sư Plant khuyên những bệnh nhân ung thư hoặc những người có nguy cơ cao mắc ung thư giảm các sản phẩm có nguồn gốc động vật, từ bò, cừu, dê…. Thay vào đó là:

– Uống sữa từ hạnh nhân, dừa, gạo hoặc sữa đậu nành

– Ăn đậu phụ thay cho pho-mát cứng hoặc nước sốt

– Sữa chua được làm từ đậu nành hoặc dừa

– Bơ có thể được làm từ đậu phộng hoặc các loại hạt khác

– Socola đen

– Sử dụng dầu oliu và dầu dừa nguyên chất để nấu, dầu vừng hoặc dầu hướng dương để trộn salad

– Các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt chưa tinh chế, bột mỳ và gạo lứt

– Rau tươi, nước ép hoa quả tươi

– Hạn chế ăn thịt đỏ, cá và trứng

– Sử dụng nhiều thảo dược

Theo trithuctre
Read More

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của trái chùm ruột

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của trái chùm ruột
Chùm ruột hay có nơi còn gọi là tầm duột là loại cây ăn trái có ở nước ta. Mùa hoa vào tháng 3 – 5, mùa quả vào tháng 6 – 8. Quả chùm ruột thường được ăn sống, hoặc nấu canh cho mát.
Quả mọng, có khía, khi chín màu vàng nhạt, vị chua, hơi ngọt. Quả có tác dụng giải nhiệt, bổ gan và bổ máu. Dịch ép quả dùng để giải khát. Lá cây chùm ruột dùng để đun nước tắm chữa lở, nổi mề đay và các bệnh ngoài da khác.Vỏ thân cây có khả năng tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu đờm, trừ tích ở phế. Rượu ngâm vỏ thân cây nhỏ vào tai chữa thối tai tiêu mủ, bôi chữa ghẻ, loét, vết thương chảy máu ngoài da, ngậm chữa đau răng, đau họng.

 Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của trái chùm ruột

Trái chùm ruột có công dụng chữa xơ gan vô cùng hiệu quả. Theo Y học cổ truyền, quả chùm ruột vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, làm se, bổ gan, bổ máu. Quả chứa 0,73-0,90% Protide, 5,89-7,29% Glucide, 0,6-0,76% Lipide, lượng vitamin C đạt tới 40 mg %.

Chất chống oxy hóa rất phong phú được tìm thấy trong quả chùm ruột có tác dụng tích cực với những bệnh nhân đang thực hiện điều trị các bệnh lý về gan. Cụ thể là quả chùm ruột có thể giúp cải thiện chức năng gan, hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan rất hiệu quả. 

Vỏ rễ cây chùm ruột chứa Saponin, Acide Galic và Tanin. Một số hợp chất Triterpen (Philanthol, B – Amiryn), còn nhiều Acide Phenol. Quả chùm ruột vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt và làm se. Lá và rễ tính nóng, rễ độc, có tác dụng làm tan ứ huyết, tiêu đờm, tiêu độc, sát trùng, đặc biệt là chống độc đối với nọc độc rắn. Rễ và hạt có tác dụng tẩy.

Trong Đông y, có sử dụng chùm ruột làm vị thuốc chữa bệnh:

Chữa đau nhức (đau lưng, háng, chân)

Lá chùm ruột tươi giã nát cùng hồ tiêu, đắp lên chỗ đau.

Chữa suy yếu tim

Vỏ thân chùm ruột một phần, vỏ thân vông đồng hai phần. Sắc lên, cô lại thành cao đặc. Khi dùng hòa với rượu trắng, uống ngày hai muỗng café, chia làm hai lần.

Vỏ, lá cây chùm ruột cũng dùng để làm thuốc trị bệnh.

Chữa lở ngứa, ghẻ loét, mề đay, vết thương ngoài da

Vỏ thân cây phơi khô, tán bột, chưng với dầu dừa, dùng để bôi lên vết thương.

Trị xơ nang phổi

Một công bố khác xuất bản trong tạp chí Molecular Pharmacology (Mỹ) cho thấy, tinh chất từ nước ép chùm ruột hỗ trợ đắc lực trong việc điều trị bệnh xơ nang phổi.

Điều trị huyết áp cao

Không chỉ thế, 1 bài báo đăng trên tạp chí European Journal of Pharmacology (châu Âu) khẳng định, chiết xuất từ lá chùm ruột cũng có công dụng hạ huyết áp rất mạnh.

Trị chứng tiêu chảy

Bên cạnh đó, theo một số nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature and Science cho rằng, các dưỡng chất trong lá chùm ruột cũng có thể ức chế đồng thời tiêu diệt vi khuẩn E.coli (gây tiêu chảy) và khuẩn tụ cầu rất tốt.

Đẹp da

Trái chùm ruột chứa khá nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa mạnh nên rất tốt cho làn da. Da bạn sẽ tươi sáng, mịn màng hơn khi uống một ly nước ép chùm ruột mỗi ngày.Bạn cũng có thể dùng chùm ruột dưới dạng nguyên trái, ngâm nước đường, ép lấy nước, làm mứt hoặc giã nát lá chùm ruột uống. 

Lưu ý: Tuy trái và lá chùm ruột rất tốt cho sức khỏe, còn vỏ và rễ lại chứa nhiều độc tố, gây hại cho sức khỏe cần chú ý khi sửu dụng.
Read More

Nấm Kefir và tác dụng

Nấm Kefir và tác dụng

CÔNG DỤNG:

Nấm sữa Tây Tạng là một sinh vật sống, ăn sữa tươi và sản sinh ra một loại men rất có lợi cho cơ thể. Sữa nấm có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, phục hồi những chức năng bị yếu. Bản thân sữa nấm không làm cho người ăn béo lên, mà nó chỉ làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cho cơ thể chống lại được những bệnh tật xâm nhập, từ đó sẽ ăn uống ngon miệng và ngủ tốt.
Cụ thể những loại bệnh như bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, huyết áp, xương khớp… nếu ăn sữa nấm trong thời gian dài thì sẽ khắc phục cơ bản, thậm chí có thể hoàn toàn khỏi bệnh. Nấm sữa Tây Tạng đặc biệt tốt đối với người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và người bị bệnh, ngoài ra người khỏe mạnh vẫn có thể dùng nấm sữa như một loại thức ăn rất ngon miệng và làm cho cơ thể luôn khỏe mạnh, đối với phụ nữ còn có tác dụng làm da dẻ mịn màng và hồng hào. Chỉ lưu ý một điều là người khỏe mạnh bình thường khi ăn nấm sữa nên điều tiết chế độ ăn uống cho hợp lý để tránh béo phì.


CÁCH NUÔI VÀ BẢO QUẢN:

1.Dụng cụ để nuôi và lọc sữa: 

1 lọ nhựa không nắp 
1 rá nhựa mắt nhỏ
1 thìa nhựa 
1 miếng vải màn sạch
Sữa tươi không đường loại túi 200gr 

* Lưu ý: Con nấm rất kỵ với kim loại nên tất cả đồ dùng để ngâm và lọc sữa phải là đồ nhựa hoặc thủy tinh, sứ...Nếu dùng đồ kim loại thì con nấm sẽ bị chết.

2. Cách nuôi và lọc sữa:

Cho con nấm vào lọ nhựa sạch, đổ 1 túi sữa tươi không đường vào ngâm, lấy miếng vải màn đậy lên miệng lọ, dùng dây chun cột lại để tránh bụi và côn trùng có hại bay vào. Để lọ nấm sữa ở nơi thoáng mát, nhiệt độ trung bình. Nấm sữa bảo quản tốt thì sau khi ngâm sẽ sánh đặc, có màu trắng ngà, hoặc có thể đóng 1 lớp váng màu vàng nhạt trên bề mặt, nhưng mùi vẫn thơm ngậy. 

Sau 24 tiếng, đem lọ nấm sữa ra đổ qua rá nhựa cho sữa chảy qua rá lọc xuống 1 cái bát hứng bên dưới. Dùng thìa nhựa đảo nhẹ cho sữa chảy hết xuống.

Phần sữa chảy xuống dưới chính là sản phẩm của nấm sữa, đem sữa đó pha thêm đường tùy theo khẩu vị để ăn cho ngon miệng. Mùi vị của sữa nấm thơm và ngậy như sữa chua. 
Phần con nấm còn lại trên rá lọc dùng nước đun sôi để nguội rửa sạch và lại cho vào lọ nhựa (đã được rửa sạch) và tiếp tục quá trình nuôi như trước. 

* Lưu ý: mỗi ngày phải lọc sữa một lần vì con nấm chỉ ăn chỗ sữa ngâm đó trong vòng 24 tiếng là hết. Nếu để quên không lọc thì nấm sẽ bị chết.
Read More

Đậu ván trắng mát, bổ và giải độc

Đậu ván trắng mát, bổ và giải độc
Hạt đậu ván trắng có vị ngọt, hơi tanh, mùi thơm dịu (khi sao), tính hơi ôn, có tác dụng mát, thanh nhiệt, bổ dưỡng, giải độc, trừ thấp.

Đậu ván trắng là cây trồng lâu đời và phổ biến ở nước ta từ đồng bằng, trung du đến miền núi. Nhân dân trồng đậu ván trắng xen với ngô để khi ngô được thu hoạch thân cây ngô lúc này là giá để cho đậu ván trắng leo.

Đó là một nguồn nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng cao. Hạt đậu ván trắng chứa 22,7% protid trong đó có các acid amin như arginin, lysin, tryptophan, tyrosin; 57% tinh bột; 1,8% chất béo; các vitamin A, B1, B2, C; đường, các men tiêu hóa.

Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu của đậu ván trắng là hạt, thu hái vào tháng 8-10, lúc trời khô ráo ở quả chín già, vỏ ngoài có màu vàng, đem về, bóc vỏ lấy hạt, phơi hoặc sấy khô. Hạt tốt phải to, mẩy, hình trứng tròn, màu trắng nhạt hoặc vàng ngà, nhẵn hơi bóng, có khi có chấm đen, ở mép hạt có u lồi màu trắng; chất cứng chắc; không dùng hạt màu tía (đậu ván tía). Khi dùng, để uống hoặc sao qua, sao vàng.
Đậu ván trắng.
Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, hạt đậu ván trắng, tên thuốc là bạch biển đậu hay bạch đậu, có vị ngọt, hơi tanh, mùi thơm dịu (khi sao), tính hơi ôn, có tác dụng mát, thanh nhiệt, bổ dưỡng, giải độc, trừ thấp.

Thuốc mát

Hạt đậu ván trắng 20g, sao; lá hương nhu 16g; vỏ thân cây hậu phác 12g; sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Chữa cảm sốt, nôn mửa, đầy bụng, tiêu chảy.

Hạt đậu ván trắng, vỏ quả dưa hấu, thân rễ cây trúc diệp sâm, lá sen, lượng mỗi thứ 12g, cắt nhỏ, phơi khô, sắc uống ngày một thang. Chữa cơ thể nóng hầm hập, nhức đầu, khô cổ, bứt rứt, khó ngủ.

Thuốc bổ (đặc biệt tốt cho trẻ em)

Hạt đậu ván trắng, ý dĩ, hoài sơn, hạt sen, đảng sâm, mỗi 100g; nhục đậu khấu, mạch nha, mỗi vị 30g; sa nhân, trần bì, mỗi vị 20g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, tán rây thành bột mịn, trộn với mật ong làm thành dạng cốm hoặc viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-10g. Chữa cam tích trẻ em, gầy còm, xanh xao, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa kéo dài, tiêu chảy thất thường.

Hạt đậu ván trắng, ý dĩ, gạo nếp, mỗi vị 100g; dầu gấc 10ml; sirô vừa đủ. Ba loại hạt sao vàng, tán nhỏ, rây bột mịn, rồi nhào với dầu gấc và sirô để thành một khối bột dẻo, không dính tay. Đem cán mỏng, cắt thành từng bánh, sấy khô. Ngày dùng 25-50g chia làm 3 lần, uống trước bữa ăn.

Thuốc bổ dưỡng trẻ em, có thể thay cho viên đa sinh tố (poly vitamin).

Hạt đậu ván trắng (sao), sơn tra, mạch nha, thần khúc, đương quy, phục linh, mỗi vị 45g; hoài sơn (sao) 60g; bạch truật (sao), trần bì, sử quân tử, mỗi vị 20g; hoàng liên, cam thảo, mỗi vị 10g. Tất cả phơi khô, tán bột, rây mịn, trộn với mật làm viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3-5g. Thuốc kiện tỳ, tiêu thực, dùng cho trẻ em gầy yếu (Phì nhi hoàn).

Ngoài ra, hạt đậu ván trắng còn được chế biến thành bột bổ dinh dưỡng dùng cho trẻ rất tốt.

Thuốc giải độc

Trong trường hợp bị ngộ độc, để sơ cứu kịp thời, có thể giã nát 20g hạt đậu ván trắng để sống, thêm nước, gạn uống.

Đậu ván trắng (lá hoặc hạt) phối hợp với lá khế, lá lốt, lượng mỗi thứ 30-50g, để tươi, rửa sạch, vò nát, vắt lấy nước uống, chữa say nấm độc.

Hạt đậu ván trắng, hà thủ ô đỏ, quế chi, bối mẫu, mỗi vị 10g; bán hạ, bạch chỉ, mỗi vị 6g; hùng hoàng, xuyên sơn giáp, ngũ linh chi, mỗi vị 5g. Tất cả giã nhỏ, ngâm với nửa lít cồn 90o và một lít nước cất. Khi dùng, uống 5-10ml trong một ngày. “Rượu hội”, thuốc chữa rắn cắn cổ điển.

Ngoài những tác dụng trên, hạt đậu ván trắng 12g, phối hợp với rau má 100g; sa nhân, hoắc hương, hương phụ, hạt mã đề, mỗi vị 8g; gừng 2g; sắc uống còn chữa đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy, tiểu tiện ít. Hoặc hạt đậu ván trắng 8g sao vàng, vỏ cây vối 8g, hạt mạch nha 6g, nấu với nước, uống hằng ngày thay nước chè để phòng chứng tiêu chảy ở trẻ em.

Lá đậu ván trắng và lá hương nhu phơi khô, lượng bằng nhau khoảng 8-10g, nấu nước uống để chữa cảm nắng, mệt nhọc, khát nước, nhất là sau khi làm việc dưới trời nắng nóng. Lá đậu ván trắng để tươi 50g, rửa sạch, vò nát, vắt lấy nước, trộn với mật vịt trắng 1 cái, cho uống làm 2 lần trong ngày, chữa trẻ em sốt cao, co giật./.

Theo DS Hữu Bảo/SKĐS
Read More

Bán 600 quả trứng để mua 1 hộp sữa thì quá vô lý

Bán 600 quả trứng để mua 1 hộp sữa thì quá vô lý
PGS Lê Danh Tuyên: Nếu một hộp sữa giá 600 nghìn mà không ít người mẹ bán 600 quả trứng để mua một hộp sữa thì điều đó hết sức vô lý...


Ngày 16/10 là Ngày Lương thực thế giới. Nhân ngày này, Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) phát động tuần lễ dinh dưỡng và phát triển bắt đầu từ nay đến 23/10. Với thông điệp “Bữa ăn đa dạng đảm bảo đủ dinh dưỡng, hợp lý, an toàn cho gia đình trong tình hình biến đổi khí hậu”, Viện Dinh dưỡng mong muốn người dân thay đổi việc thực hành dinh dưỡng không phù hợp, khiến tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi còn cao.
Trẻ em suy dinh dưỡng ở nông thôn cao hơn thành thị.

Nước ta là một trong những quốc gia có chiều cao bình quân của người trưởng thành ở mức thấp nhất thế giới. Dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng 2 thập kỷ qua, chiều cao của thanh niên Việt Nam chỉ tăng trung bình khoảng 2cm. Trong khi đó tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi ở Việt Nam hiện nay là 24,6%, tương đương với khoảng 2 triệu trẻ em. Những em nhỏ này có nguy cơ không đạt chiều cao chuẩn khi trưởng thành.

Phó Giáo sư Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, hiện nay, nhiều người có thói quen thực hành dinh dưỡng chưa đúng, khiến tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi còn cao: “Thực sự tôi thấy, nếu một hộp sữa giá 600 nghìn mà không ít người mẹ bán 600 quả trứng để mua một hộp sữa thì điều đó hết sức vô lý, vì sữa cũng chỉ là một loại thức ăn, mà trẻ em cần phải được ăn uống đa dạng. Vì sao chúng ta không thể làm nhiều món ăn khác như trứng gà phối hợp với rau cho trẻ ăn hoặc thay đổi khẩu vị như  thịt băm ra, cá xay ra, hôm sau nữa thì uống sữa. Theo tôi các bà mẹ không nên lệ thuộc nhiều vào sữa.”

Những sai lầm khác trong thực hành dinh dưỡng cho trẻ em còn phải kể đến việc ninh xương để nấu bột cho trẻ.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong 100 ml nước xương chỉ có 0,6 g đạm, bằng 1/30 nhu cầu một ngày của trẻ. Cũng trong 100 ml nước xương chỉ có 33,5 mg canxi, bằng 1/10 nhu cầu canxi mỗi ngày của trẻ. Chưa kể trong nước xương, lượng phốt pho rất thấp, không cân đối với lượng can xi nên cơ thể phải huy động phốt pho từ xương cột sống để hấp thu, dẫn đến trẻ bị còi xương. Khi lớn lên, nhiều trẻ lại có thói quen uống nhiều nước ngọt có gas, gây béo phì do cơ thể phải nạp một lượng đường lớn trong nước ngọt, và trẻ bị thấp còi vì nước ngọt có gas làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu. Vậy làm thế nào để đảm bảo đủ các vi chất dinh dưỡng phục vụ phát triển chiều cao của trẻ em?

Tiến sỹ Lê Bạch Mai, chuyên gia dinh dưỡng của Bộ Y tế cho biết: “Theo điều tra khẩu phần ăn của trẻ mà Viện Dinh dưỡng tiến hành thời gian qua thì bữa ăn của trẻ từ 2 đến 5 tuổi hiện nay có khoảng 265mg canxi. Cho nên ta sẽ lấy nhu cầu của từng lứa tuổi trừ đi phần can xi có trong bữa ăn; còn thiếu bao nhiêu, chúng ta sẽ bổ sung thêm, có thể bằng cá nhỏ xay cả xương, tôm nhỏ xay cả vỏ hoặc những sản phẩm từ sữa như pho mai, sữa bò, sữa chua, sữa đậu nành…”

Hiện nay, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi và nhẹ cân ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị. Do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phát triển mô hình vườn-ao-chuồng (VAC) ở nông thôn để cải thiện bữa ăn theo hướng đa dạng, đảm bảo đủ dinh dưỡng và hợp lý đối với sự phát triển thể chất của trẻ em.

Văn Hải/VOV – Trung tâm Tin
Read More

Bé gái VN đầu tiên dị tật đầu nhỏ nghi nhiễm Zika

Bé gái VN đầu tiên dị tật đầu nhỏ nghi nhiễm Zika
Chiều 17/10/2016, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế thông báo phát hiện 1 bé gái 4 tháng tuổi tại Đắk Lắk có triệu chứng dị tật bẩm sinh nghi mắc hội chứng đầu nhỏ do nhiễm Zika.

Được biết người mẹ 23 tuổi sống tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk có sốt phát ban ở tháng 3 và thứ 6 của thai kỳ.

Kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy cả 2 mẹ con từng nhiễm Zika. Khu vực gia đình sinh sống có dịch sốt xuất huyết diễn biến nghiêm trọng.

Bé gái ở Đắk Lắk bị dị tật đầu nhỏ nghi nhiễm Zika. (Ảnh: NLĐ)

Ngay sau khi có thông tin, Bộ Y tế đã chỉ đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên tiếp tục tiến hành lấy mẫu máu gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm Zika, sau đó kiểm tra chéo với phòng xét nghiệm của ĐH Nagasaki Nhật Bản.

Trước tình hình trên, Bộ Y tế đã quyết định nâng mức cảnh báo dịch bệnh do virus Zika.

Dịch bệnh do virus Zika đã lưu hành tại Việt Nam, tại Nha Trang đã phát hiện hơn 50 cá thể muỗi nhiễm Zika, do đó thời gian tới có thể sẽ phát hiện thêm nhiều trường hợp nhiễm bệnh.

Theo báo cáo, hội chứng đầu nhỏ có thể ghi nhận tại 1-10% trẻ được sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm virus Zika trong 3 tháng đầu thời kỳ thai nghén nên có thể tại Việt Nam sẽ có trường hợp dị tật bẩm sinh chứng đầu nhỏ do nhiễm virus này.

Tuy nhiên, chứng đầu nhỏ còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như nhiễm virus Rubell, vi khuẩn (giang mai…), ký sinh trùng (Toxoplasma…), nhiễm độc, suy dinh dưỡng, yếu tố di truyền.

Đến 17/10, ghi nhận 7 trường hợp nhiễm vi rút Zika tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Dương và TP.HCM.

T.Hạnh
Read More

Lạnh người trước lời thú nhận của chủ cơ sở sản xuất cá khô "ngậm" thuốc trừ sâu

Lạnh người trước lời thú nhận của chủ cơ sở sản xuất cá khô "ngậm" thuốc trừ sâu
"Hóa chất giúp cho thủy hải sản khử được mùi tanh hôi, xua đuổi côn trùng, bảo quản được lâu, không lo thối rữa; ngâm hàn the, chất tẩy rửa công nghiệp hàm lượng mạnh làm cho cá cứng, không gãy đầu..." - Lời thú nhận của chủ cơ sở sản xuất cá khô.
Read More

Những bài thuốc chữa bệnh thường gặp mùa mưa

Những bài thuốc chữa bệnh thường gặp mùa mưa
Mùa mưa bão là điều kiện thuận lợi để bệnh tật phát sinh, trong đó phải kể đến 1 số bệnh lý thường gặp như nấm kẽ chân, viêm da, mẫn ngứa... Dưới đây là một số bài thuốc dùng để chữa những bệnh hay gặp trong mùa mưa

Nước ăn chân.

Chữa nước ăn chân

Bài 1: Lá trầu không 8g, phèn chua 20g, lá ráy 50g, sắc lấy nước ngâm chân trong 15 phút.

Bài 2: Lá kim ngân 30g sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân. Mỗi ngày làm từ 2 đến 3 lần.

Bài 3: Phèn chua phi tán mịn, rửa sạch chân sau đó xát bột phèn phi vào chỗ nước ăn chân hai lần trong ngày.

Viêm da lở loét

Bài 1: Kim ngân hoa 16g, cỏ chỉ thiên 16g, lá cối xay 16g, sài đất 16g, dây thồm lồm 16g. Sắc uống.

Bài 2: Chó đẻ răng cưa 16g, đơn đỏ 12g, sài đất 16g, bồ cu vẽ 16g, đơn mặt quỷ 12g. Sắc uống.

Thuốc dùng ngoài: Lá trầu không, lá mần tưới, đem hai thứ rửa sạch, sắc lấy nước hoà thêm 20g phèn chua dùng để ngâm rửa tổn thương.

Mẩn ngứa dị ứng

Bài 1: Cây đơn kim 15g, lá đơn tướng quân 15g, lá đơn đỏ 15g. Sắc uống ngày một thang

Bài 2: Kim ngân hoa 12g, lá cối xay 12g, hoa khế tươi 30g, bạch chỉ nam 12g. Sắc uống.

Bài 3: Lá đơn tướng quân 15g, kim ngân hoa 12g, sài đất 12g, cỏ nhọ nồi 12g, núc nác 8g, đan bì 10g, thổ phục linh 12g, xích thược 10g, đương quy vĩ 10g. Sắc uống.

Bài 4: Rễ chàm mèo 12g, đại hoàng 8g, kim ngân hoa 10g, cam thảo 6g, hoàng bá 8g. Sắc uống.

Tiêu chảy cấp tính do nhiễm khuẩn

Bài 1: Sắn dây 50g, cam thảo dây 12g, mã đề thảo 20g. Sắc uống.

Bài 2: Sắn dây 12g, hoàng cầm 10g, cam thảo 8g, hoàng liên 10g, mộc thông 10g, kim ngân 10g. Sắc uống.

Bài 3: Sắn dây 12g, cam thảo dây 10g, kim ngân hoa 12g, mã đề 10g, rau má sao 12g, hoàng liên 10g, hậu phác 12g. Sắc uống.

Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ.

Bài 1: Tang diệp 6g, đạm trúc diệp 30g, cúc hoa 6g, bạc hà 4g, bạch mao căn 30g. Sắc uống thay trà. Có thể thêm đường cho dễ uống.

Bài 2: Tang diệp 12g, thảo quyết minh 8g, cúc hoa 12g. Sắc uống.

Thuốc dùng ngoài:

Bài 1: Lá dâu 1 nắm, lá trầu không 5 cái, 2 thứ vò nát, cho vào ca, cho nước sôi rồi đưa mắt bị đau sát miệng ca để xông hơi nóng bốc lên trong khoảng 3 phút, làm hai lần trong ngày. Sau đó sử dụng nước này để rửa mắt.

Bài 2: Lá phù dung (tươi) 3 lá, thêm chút muối sạch rồi giã nát, cho lên gạc đắp vào mắt, 1 đến 2 ngày.

Bài 3: Mang tiêu 12g, lá dâu 60g. Sắc lá dâu lấy nước, bỏ bã, hoà tan mang tiêu, gạn lấy nước trong dùng rửa mắt khi còn ấm.

Đau nhức mình mẩy

Bài 1: Rễ cây xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi vị 20g. Sắc uống.

Bài 2: Rễ cây đinh lăng và cam thảo dây, mỗi vị 10g. Sắc uống
Read More

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng
Cây đinh lăng không chỉ dùng làm thực phẩm trong bữa ăn mà còn là một vị thuốc quý có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa trị được nhiều chứng bệnh mà bạn không thể ngờ tới. Dưới đây là một số bài thuốc từ đinh lăng
 Cây Đinh lăng


Cây Đinh lăng, còn được gọi với tên quen thuộc khác là Cây gỏi cá, vì nó hay được dùng như 1 loại rau ghém ăn chung với cá. Tên khoa học là Polycias fructicosa, thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Có nhiều loại cây khác nhau ở hình dạng và kích thước của lá, có đinh lăng lá tròn, lá xẻ thùy lông chim, lá kép 1 đến 3 lần. Cây nhỏ, cao 1-2m. Thân nhẵn và ít phân nhánh. Lá kép mọc so le, có bẹ, mép có răng cưa không đều, chóp hơi nhọn. Cụm hoa là nhiều tán mọc ở ngọn. Hoa nhỏ, có màu trắng xám. Người ta dùng cả lá, thân và rễ làm thuốc.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng

1. Chữa chứng mệt mỏi

Rễ đinh lăng, nghệ vàng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, rau tần dày lá, mỗi vị đều 8g, củ xương bồ 6g; gừng khô 4g, đổ khoảng 600ml sắc còn 250ml. Chia làm hai lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc đang nóng.

2. Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương

Lấy 40g lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hoặc chỗ sưng đau.

3. Phòng chứng co giật ở trẻ

Lấy lá đinh lăng (cả lá non, lá già) cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ em nằm.

4. Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả chứng tê thấp)

Dùng thân cành đinh lăng khoảng 20 đến 30g, sắc lấy nước chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cam thảo dây và cúc tần.

5. Thông tia sữa, căng vú sữa

Rễ và lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sửa hiệu quả. Rễ cây đinh lăng khoảng 30-40g. Thêm nửa lít nước sắc còn một nửa. Uống nóng.

6. Chữa liệt dương

Rễ đinh lăng, hoàng tinh, hoài sơn, ý dĩ, hà thủ ô, kỷ tử, cám nếp, long nhãn, mỗi vị 12g; cao ban long, trâu cổ, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày một thang.

Rễ cây đinh lăng có công dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.

7. Chữa viêm gan

Rễ đinh lăng 12g; ý dĩ 16g, nhân trần 20g; chi tử, hoài sơn, rễ cỏ tranh, biển đậu, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, ngưu tất, nghệ, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

8. Chữa thiếu máu

Rễ đinh lăng, hoàng tinh, hà thủ ô, thục địa mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày khoảng 100g bột hỗn hợp.

9. Chữa dị ứng, ho, ban sởi, kiết lỵ

Lá Đinh lăng khô 10g sắc với 200ml nước, uống trong ngày.

10. Ho suyễn lâu năm

Lấy rễ Đinh lăng, bách bộ, nghệ vàng, đậu săn, tang bạch bì, tần dày lá tất cả đều 8gr, xương bồ 6gr, gừng khô 4gr, cho khoảng 600ml sắc lấy 250ml. Chia làm hai lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn ấm.

11. Bồi bổ và thanh lọc cơ thể

Lá Đinh lăng tươi từ 150-200g, nấu sôi với khoảng 1lít nước. Sau khi sôi chừng 5-7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, có thể đổ tiếp thêm 200ml nước vào để nấu sôi lấy nước hai. Uống trong ngày thay nước. Cách dùng này rất thuận tiện vì lá tươi thu hái quanh năm, còn rễ đinh lăng thì sau nhiều năm mới thu hoạch được, nên có thể dùng lá thay rễ vẫn đảm bảo được tác dụng tốt cho cơ thể.

Chú ý: Do thành phần Saponin khá nhiều trong rễ Đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, do đó, chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng phương cách. Càng không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say thuốc và có cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy...
Read More

Mua heo chết bệnh về quay chín rồi bán cho các tiệm bánh mỳ

Mua heo chết bệnh về quay chín rồi bán cho các tiệm bánh mỳ
Chủ cơ sở thừa nhận mua heo bệnh và heo chết mua từ các hộ chăn nuôi tại địa phương mang về quay và bán cho các tiệm bánh mỳ.

Ngày 12-10, Công an huyện Mỏ Cày Bắc (tỉnh Bến Tre) cho biết, đơn vị vừa kiểm tra cơ sở giết mổ heo tại hộ ông Nguyễn Văn Tra (51 tuổi, ngụ ấp Giồng Giữa, xã Nhuận Phú Tân), phát hiện có tổng cộng 12 con heo đã bị giết thịt, trọng lượng 680kg đã đổi màu, tím tái và bốc mùi hôi thối.



Số thịt heo bệnh được phát hiện.

Số thịt heo này được chủ cơ sở chứa trong 2 tủ đông lạnh và một thùng nhựa. Qua làm việc, ông Tra khai nhận toàn bộ số thịt trên là heo bệnh và heo chết mua từ các hộ chăn nuôi tại địa phương với giá 300 đồng/con.

Sau đó mang về lò heo để giết thịt để quay chín rồi bán lại cho các tiệm bánh mì tại địa phương và các xã lân cận với giá 100 nghìn đồng/kg.

Điều đáng nói đây là cơ sở giết mổ heo tự phát, chưa được cấp phép, hoạt động gần 15 năm nay. Lực lượng chức năng đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số heo trên. Đồng thời lập biên bản xử phạt hành chính ông Nguyễn Văn Tra số tiền 12, 5 triệu đồng.

Văn Vĩnh - Quang Duy
Read More

Uống nhiều bia rượu, nam giới dễ mắc ung thư vú

Uống nhiều bia rượu, nam giới dễ mắc ung thư vú
Hàng loạt các nghiên cứu và thống kê tại Bệnh viện K Trung ương và Bệnh viện Ung bướu TP.HCM chỉ ra rằng, ung thư vú ở nam giới đang ngày càng gia tăng.

Nguyên nhân gây ung thư vú nam giới bao gồm cả những yếu tố có thể thay đổi được như thói quen sống, trọng lượng cơ thể và những yếu tố không thể thay đổi như tuổi tác, gene di truyền,…




Nguyên nhân không thể thay đổi

Hiện nay người ta vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây bệnh ung thư vú ở nam giới, nhưng một số yếu tố nguy cơ không thể thay đổi dưới đây được xác định là có liên quan mật thiết đến căn bệnh này. Đó là:

Tuổi tác: bệnh ung thư vú ở nam giới xảy ra phụ thuộc vào độ lão hóa của cơ thể, tức là liên quan trực tiếp tới tuổi tác của bệnh nhân. Nam giới càng nhiều tuổi thì nguy cơ ung thư vú càng tăng so với người trẻ tuổi. Thông thường, bệnh ung thư vú ở nam giới thường được chẩn đoán ở khoảng 60 – 70 tuổi.

Tiền sử gia đình: cũng như nhiều bệnh liên quan khác, bệnh ung thư vú cũng có mối liên hệ mật thiết tới tiền sử gia đình. Những người có người thân trong gia đình mắc ung thư vú thì có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này hơn so với người bình thường. Bên cạnh đó, nam giới có đột biến gene BRCA2 có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú (tỷ lệ 6/100) và BRCA1 (tỷ lệ 1/100) hơn so với người bình thường.

Do hội chứng di truyền Klinefelter: những nam giới mắc phải hội chứng bẩm sinh này có một nhiễm sắc thể Y cộng với ít nhất là 2 nhiễm sắc thể X hoặc nhiều hơn. Điều này khác với đặc điểm bình thường khi nam giới chỉ có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y. Biểu hiện của hội chứng này ở nam giới là có tinh hoàn nhỏ hơn so với bình thường, có lượng kích thích tố nam androgen thấp hơn và nhiều estrogen hơn nam giới khỏe mạnh khác. Dù hội chứng này rất ít khi xảy ra ở nam giới nhưng nếu mắc phải thì người đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn.

Nguyên nhân có thể thay đổi

Những nguyên nhân gây ung thư vú ở nam giới có thể thay đổi bao gồm:

Tiếp xúc với bức xạ: tương tự như ở nữ giới, việc thường xuyên tiếp xúc với bức xạ, ví dụ như từng xạ trị ung thư vùng ngực hoặc làm việc, sinh sống trong môi trường độc hại, ô nhiễm chất phóng xạ,… cũng khiến nam giới tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Uống nhiều rượu và mắc các bệnh ở gan: những nam giới uống nhiều rượu có nguy cơ cao mắc các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan. Khi chức năng gan bị tổn thương thì nó có thể làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, khiến lượng kích thích tố nam androgen bị giảm xuống và tăng lượng kích thích tố nữ estrogen tăng cao. Điều này là nguyên nhân dẫn tới tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở nam giới. Cũng chính vì vậy mà nam giới nên hạn chế uống rượu bia và phòng tránh những bệnh lý ở gan thật tốt để phòng bệnh ung thư vú hiệu quả.

Thừa cân, béo phì: đây không chỉ là nguyên nhân gây bệnh ung thư vú ở nữ giới mà còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở nam giới. Điều này là do các chất béo trong cơ thể người béo phì đã chuyển đổi nội tiết tố nam androgen thành kích thích tố nữ estrogen, tăng cao hàm lượng estrogen trong cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Do đó, nam giới nên kiểm soát cân nặng của mình, cân bằng chế độ dinh dưỡng, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa ung thư vú cùng nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Theo VTC
Read More

Công dụng thần kì của lạc ngâm giấm

Công dụng thần kì của lạc ngâm giấm
Lạc có chứa 1 lượng lớn axit linoleic, làm giảm lượng cholesterol, do đó có công dụng hạ huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch vành và xơ vữa động mạch rất hiệu quả.
 Công dụng thần kì của lạc ngâm giấm rất ít người biết


Từ xưa, trong các căn bếp của người Trung Quốc luôn luôn xuất hiện một lọ lạc ngâm dấm. Theo họ, lạc ngâm dấm cực tốt cho những người bị chứng cao huyết áp.

Còn theo một số nghiên cứu khoa học cho thấy, dấm giàu axit lactic, axit amin… và các thành phần hữu cơ khác, sẽ giúp giải độc và thúc đẩy sự trao đổi chất như protein và đường diễn ra dễ dàng trong cơ thể.

Lạc có chứa 1 lượng lớn axit linoleic. Chất này có khả năng làm chuyển hóa cholesterol trong cơ thể thành axit mật thải ra khỏi cơ thể, giảm lượng cholesterol, có thể phòng ngừa bệnh tim mạch vành và xơ vữa động mạch.

Do vậy, bài thuốc lạc ngâm dấm thường được dùng để bảo vệ thành mạch máu, ngăn ngừa huyết khối rất hiệu quả và làm giảm huyết áp cũng như làm mềm mạch máu nếu được dùng thường xuyên và dài lâu.

Lạc ngâm dấm rất tốt cho những bệnh nhân cao huyết áp.

Cách làm: Lấy 1 lượng vừa phải lạc nhân đang còn sống và nguyên lớp vỏ lụa, bỏ vào lọ dấm để ngâm. Sau khoảng 5 đến 7 ngày có thể đem ra dùng được. Mỗi ngày dùng hai lần, mỗi lần khoảng 10 hạt lạc vào sáng và tối.

Chú ý:

– Món lạc ngâm dấm không thể thay thế thuốc đặc trị, đây là chỉ món ăn bổ sung, góp phần hỗ trợ giảm huyết áp.

– Sau khi ăn, nhớ tráng miệng để ngăn ngừa việc ảnh hưởng tới sức khỏe của răng.

– Bên cạnh đó, những người có bệnh về dạ dày như viêm hay hyperacidity không nên áp dụng bài thuốc này.

– Tuyệt đối không được sử dụng hạt lạc mốc, chúng có thể gây ung thư.
Read More